02/07/2020 17:06 GMT+7

Mặt nạ tôn vinh người chết hay che giấu một con người?

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Trong lễ hội săn bắn ở Alaska, lễ hội người chết Día de los Muertos ở Mexico hay trên sân khấu kịch Noh của Nhật Bản, mặt nạ chính là một vật dụng không thể thiếu và có ý nghĩa đặc biệt.

Những chiếc khẩu trang bảo vệ sức khỏe năm 2020 không phải là một loại "mặt nạ" đầu tiên của con người.

Từ hàng nghìn năm trước, loài người đã biết sử dụng mặt nạ cho các lễ kỷ niệm tôn giáo và văn hóa.

Một số mặt nạ tôn vinh người đã chết, một số đại diện cho động vật hoặc linh hồn và một số chỉ đơn giản là ngụy trang danh tính của một người.

Mặt nạ tôn vinh người chết hay che giấu một con người? - Ảnh 1.

Mặt nạ dùng trong lễ hội săn bắn ở Alaska - Ảnh: VCG WILSON / CORBIS / GETTY

Mặt nạ dùng trong lễ hội săn bắn ở Alaska

Người dân Yup'ik và Inupiaq ở Alaska thường đeo mặt nạ trong các nghi lễ đặc biệt, quan trọng nhất là các lễ hội săn bắn giữa mùa đông.

Những chiếc mặt nạ được một pháp sư hoặc trưởng tộc tạo tác, trang trí bằng lông vũ.

Đôi khi những chiếc mặt nạ này cũng là đại diện cho những vị thần thánh, một "đấng trên" có quyền lực tối cao.

Chúng có thể đeo khi săn bắn hoặc treo trong nhà để xua đuổi tà ma và những điều xấu.

Mặt nạ tôn vinh người chết hay che giấu một con người? - Ảnh 2.

Mặt nạ trong lễ hội người chết của Mexico - Ảnh: OLEG ELKOV / GETTY

Mặt nạ dùng trong lễ hội người chết Día de los Muertos, Mexico

Người dân Mexico có lễ hội đặc biệt vào cuối tháng 10 hằng năm là Ngày của người chết (Día de los Muertos).

Đây là dịp để người còn sống tưởng niệm các thành viên trong gia đình đã qua đời.

Mọi người sẽ thường vẽ mặt hoặc đeo mặt nạ ma quỷ, sọ người làm bằng đất sét hoặc bột giấy.

Ngoài ra, người dân còn trang trí bàn thờ bằng hoa và bánh trái, tổ chức ăn tiệc bên các ngôi mộ và trò chuyện về người đã khuất.

Đây là một phong tục kỳ lạ nhưng rất đặc sắc của người dân Mexico.

Mặt nạ tôn vinh người chết hay che giấu một con người? - Ảnh 3.

Một chiếc mặt nạ trong lễ hội Mardi Gras - Ảnh: MAISON ST.CHARLES

Mặt nạ trong lễ hội Mardi Gras ở Louisiana, Hoa Kỳ

Lễ hội Mardi Gras còn được gọi là Fat Tuesday (Thứ ba béo), là một lễ hội truyền thống hàng trăm năm tại thành phố New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ.

Trong dịp này, người dân tổ chức mặc trang phục màu sắc sặc sỡ, đeo mặt nạ và những chiếc mũ đẹp mắt để diễu hành khắp các khu phố.

Mọi người cũng sẽ tổ chức bữa tiệc ăn mừng lớn bên người thân và bạn bè.

Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 hằng năm.

Mặt nạ tôn vinh người chết hay che giấu một con người? - Ảnh 4.

Trang phục và mặt nạ lạ mắt của một quốc gia châu Phi trình diễn trong Liên hoan quốc tế mặt nạ và nghệ thuật FESTIMA - Ảnh: MATZURI

Liên hoan quốc tế mặt nạ và nghệ thuật FESTIMA là một lễ hội văn hóa được tổ chức 2 năm một lần tại Dédougou, Burkina Faso.

Lễ hội là một phần trong công cuộc bảo tồn các tập tục văn hóa truyền thống châu Phi trong thời hiện đại.

Dịp này, các quốc gia khắp châu Phi sẽ cử người tham gia, mang theo và trình diễn những trang phục, mặt nạ truyền thống của dân tộc mình.

Những chiếc mặt nạ này được làm từ lá, rơm và gỗ, sử dụng cho việc thờ cúng tổ tiên và linh hồn.

Mặt nạ tôn vinh người chết hay che giấu một con người? - Ảnh 5.

Các vũ công biểu diễn trong lễ hội Carnival of Venice - Ảnh: TUSCANY NOW

Mặt nạ trong lễ hội hóa trang ở Venice, Ý

Carnival of Venice là một lễ hội hằng năm được tổ chức tại Venice, Ý, nổi tiếng thế giới với khoảng 3 triệu du khách tham dự.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất là cuộc thi dành cho "la maschera più bella" - những chiếc mặt nạ đẹp nhất - được đánh giá bởi một hội đồng gồm các nhà thiết kế trang phục và thời trang quốc tế.

Mặt nạ có thể được làm bằng da, sứ hoặc sử dụng nhiều chất liệu khác, sử dụng lông vũ và đá quý tự nhiên để trang trí.

Do đại dịch COVID-19, lễ hội năm nay bị hủy bỏ.

Mặt nạ tôn vinh người chết hay che giấu một con người? - Ảnh 6.

Một nghi lễ trên đảo Bali, indonesia - Ảnh: GETTY

Với nguồn gốc từ thuyết vật linh, người dân trên đảo Bali (Indonesia) giữ vững niềm tin rằng thực vật, các vật thể vô tri và các hiện tượng tự nhiên khác đều có linh hồn.

Những điệu nhảy và những chiếc mặt nạ được xem như một cách để các linh hồn đến thăm thế giới vật chất mà con người đang sống.

Chúng chỉ được dành riêng để sử dụng trong các nghi lễ thiêng liêng, nhưng khách du lịch có thể mua mặt nạ được chế tạo đặc biệt để sử dụng trang trí.

Mặt nạ tôn vinh người chết hay che giấu một con người? - Ảnh 7.

Một diễn viên trên sân khấu kịch Noh - Ảnh: YUJI SAKAI / GETTY

Mặt nạ trên sân khấu kịch Noh, Nhật Bản

Kịch Noh là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, được biểu diễn từ thế kỷ 14 đến nay.

Mặt nạ trong kịch Noh thường chỉ diễn viên chính mới sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vai nữ phụ cũng có thể đeo mặt nạ.

Mặt nạ thường màu trắng, vẽ chân dung của nhân vật trong vở kịch.

Những mặt nạ Noh hiếm nhất và giá trị nhất được lưu giữ trong các bộ sưu tập cá nhân của hiệu trưởng các trường dạy kịch Noh.

Mặt nạ đấu vật truyền thống của Mexico đắt hàng

Trên toàn thế giới, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến mọi người đổ xô đi tìm kiếm những đồ bảo hộ che mặt.

MINH HẢI (Tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar