30/11/2018 11:08 GMT+7

Vũ kịch mặt nạ được UNESCO vinh danh: Kẻ vui, người buồn

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Vũ kịch mặt nạ dựa trên sử thi Ramayana của Ấn Độ vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, dù có đến 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố môn nghệ thuật này thuộc di sản văn hóa của riêng nước họ.

Vũ kịch mặt nạ được UNESCO vinh danh: Kẻ vui, người buồn - Ảnh 1.

Các diễn viên của Đoàn nghệ thuật Sophiline Arts Ensemble biểu diễn vũ kịch mặt nạ Lakhon Khol (ảnh chụp năm 2014) - Ảnh: Phnom Penh Post

Vũ kịch mặt nạ được gọi với những cái tên như Khol ở Thái Lan, Lakhon Khol đối với người Khmer và Pra Lak Pra Ram tại Lào.

"Niềm tự hào dân tộc to lớn"

Quyết định được đưa ra trong cuộc họp thường niên tại Mauritius ngày 28-11 của một hội đồng liên chính phủ của UNESCO về bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người cách đây hai năm nhận búa rìu dư luận vì đã hành động chậm chạp trong việc đăng ký bảo vệ vũ kịch mặt nạ trước người Thái, đã ca ngợi quyết định của hội đồng UNESCO là "niềm tự hào dân tộc to lớn và đây là thắng lợi xuất phát từ nỗ lực của chính quyền, các nghệ sĩ, các tổ chức xã hội và sự ủng hộ của dân chúng Campuchia".

Vũ kịch mặt nạ của Thái Lan và Campuchia đều có nguồn gốc dựa trên sử thi Ramayana của Ấn Độ. Các diễn viên mặc trang phục rất cầu kỳ và đầy màu sắc, dẫn dắt câu chuyện qua các điệu múa và cử chỉ.

Tháng 6-2016, khi có thông tin Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch đề nghị UNESCO công nhận vũ kịch mặt nạ "Khol’" (theo cách gọi của người Thái) là di sản văn hóa phi vật thể, dư luận Campuchia đã rất bất bình.

Người Campuchia khẳng định vũ kịch mặt nạ là một phần di sản văn hóa Khmer có tên là "Lakhon Khol" trong tiếng Khmer. Campuchia đã tức tốc hoàn chỉnh và nộp hồ sơ đề cử vũ kịch mặt nạ "Lakhon Khol" là di sản văn hóa phi vật thể đến UNESCO vào ngày 29-3-2017 trước Thái Lan.

Theo Bangkok Post, những người Thái quan tâm đến câu chuyện này đã bày tỏ thái độ giận dữ đối với hành động của chính quyền. Có lẽ, sau khi danh hiệu rơi vào tay người Campuchia, chính quyền Thái Lan sẽ chịu thêm nhiều sức ép từ dư luận.

Các tranh chấp khác

Tiến sĩ Lucas Lixinski - giảng viên khoa luật Đại học New South Wales, Úc - cho rằng rất khó để phân biệt ai là chủ nhân của một di sản văn hóa phi vật thể khi di sản này có từ hai nước trở lên tuyên bố sở hữu như trường hợp vũ kịch mặt nạ.

Ngoài vũ kịch mặt nạ, có thêm những tranh chấp liên quan đến di sản văn hóa ở nhiều quốc gia khác như trường hợp của lễ hội thuyền rồng - gọi là Dano trong tiếng Hàn Quốc và Duanwu trong tiếng Trung Quốc.

Năm 2005, khi biết Hàn Quốc chuẩn bị đăng ký lễ hội thuyền rồng vào danh sách kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, dư luận Trung Quốc đã dậy sóng, thậm chí truyền thông và một số học giả của nước này còn cho rằng người Hàn đã "ăn trộm" di sản có lịch sử 3.000 năm của Trung Quốc.

Đến năm 2009, Trung Quốc đã thành công trong việc nộp hồ sơ cho lễ hội thuyền rồng vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một động thái mà nhiều người dân cho là hành động "đòi lại" quyền sở hữu với lễ hội thuyền rồng.

Khi Hàn Quốc và Trung Quốc đang tranh cãi ai mới thực sự là chủ nhân của lễ hội thuyền rồng, lễ hội này cũng đã được nhìn thấy trước đó ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Động tác múa của Thái nhẹ nhàng hơn

Sự khác nhau giữa vũ kịch mặt nạ Campuchia và Thái Lan không dễ nhận thấy, kể cả với những người đã quen thuộc với nghệ thuật này. Nó tinh tế đến mức chỉ có thể cảm nhận, như ông Norak Satya, người phát ngôn của Bộ Văn hóa và nghệ thuật Thái Lan, từng nói: "Động tác múa của vũ kịch mặt nạ Thái Lan nhẹ nhàng hơn".

UNESCO ghi danh “Nghi lễ và trò chơi kéo co" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Suốt chiều dài lịch sử, con người luôn tìm cách riêng để tạo ra âm nhạc. Âm nhạc tôn vinh thần linh, kể chuyện, ca ngợi cuộc sống hoặc bày tỏ cảm xúc. Mỗi nền văn hóa đều có những truyền thống âm nhạc độc đáo riêng và phong phú.

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2025 sẽ ưu tiên xét trao giải cho những chiến dịch truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền các vấn đề an sinh xã hội.

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Qua hành trình chăm sóc người cha nay đã gần 100 tuổi, tác giả sách 'Người giữ thời gian' kể lại cách chị gìn giữ niềm vui sống, chăm sóc tinh thần, đồng hành cùng cha mẹ khi họ bước vào giai đoạn xế chiều của cuộc đời.

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong đó đề xuất nhiều đối tượng được miễn, giảm phí khi tham quan bảo tàng.

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar