01/07/2024 06:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mất liên lạc với em trai gần 30 năm, muốn tuyên bố mất tích được không?

Gia đình tôi có một căn nhà của ba tôi để lại và muốn kê khai di sản thừa kế. Gia đình có một người em trai đi Mỹ vào năm 1992, từ đó đến nay chưa một lần liên lạc qua điện thoại.

Chúng tôi không biết địa chỉ nơi ở cũng như số điện thoại của em trai. Nay muốn làm tuyên bố mất tích được không?

Một bạn đọc hỏi.

- Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:

Luật sư Trần Minh Hùng

Luật sư Trần Minh Hùng

Theo điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, một người có thể bị tòa án tuyên bố mất tích khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Biệt tích 2 năm liền trở lên.

- Mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.

Thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng. Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Lưu ý:

- Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

- Quyết định của tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích là người có quyền, lợi ích liên quan (căn cứ khoản 1, điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Theo đó, người có quyền, lợi ích liên quan đến một cá nhân khác có thể kể đến: người thân (cha mẹ, vợ chồng, con đẻ, con nuôi…) hoặc người có liên quan đến giao dịch với người bị tuyên bố mất tích (người cho vay tiền, người đi vay…).

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích:

Các điều 387, 388, 389 và 390 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích bao gồm:

- Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích

+ Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự.

+ Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trường hợp trước đó đã có quyết định của tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

- Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

+ Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại điều 384 và điều 385 Bộ luật Dân sự 2015. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 4 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

+ Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2, điều 388 Bộ luật Dân sự 2015, tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

- Quyết định tuyên bố một người mất tích

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích. Trường hợp có yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Em trai mất tích 10 năm, tôi phải làm gì để thừa kế di sản cha mẹ để lại?

Cha mẹ tôi có hai người con là tôi và em trai. Em trai tôi mất tích từ 10 năm nay, không ai liên hệ được. Nay cha mẹ mất thì tôi phải làm sao để làm thủ tục thừa kế di sản cha mẹ để lại?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đánh sập đường dây đa cấp với 107.000 người Việt tham gia, có bán thực phẩm chứa chất cấm

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp xuyên quốc gia với hơn 107.000 người Việt Nam tham gia. Đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, thu lợi bất chính hàng nghìn tỉ đồng.

Đánh sập đường dây đa cấp với 107.000 người Việt tham gia, có bán thực phẩm chứa chất cấm

Đường dây cho vay nặng lãi qua app quy mô ngàn tỉ: Nữ trợ lý có vai trò gì?

Chiều 23-5, TAND TP Đà Nẵng tiếp tục phiên tòa xét xử 35 bị cáo trong đường dây cho vay nặng lãi quy mô ngàn tỉ qua app.

Đường dây cho vay nặng lãi qua app quy mô ngàn tỉ: Nữ trợ lý có vai trò gì?

Phát hiện thi thể nam giới dưới vực sâu ở bán đảo Sơn Trà

Lực lượng chức năng đã tiếp cận, đưa thi thể một nam giới dưới vực sâu ở bán đảo Sơn Trà lên và bàn giao cho cơ quan thẩm quyền thụ lý.

Phát hiện thi thể nam giới dưới vực sâu ở bán đảo Sơn Trà

Ban chỉ đạo có từ trung ương đến địa phương, sao để hàng giả, hàng nhái lớn như vậy?

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặt vấn đề các ban chỉ đạo có từ trung ương tới địa phương, tại sao lại để hàng giả, hàng nhái diễn ra số lượng lớn như vậy?

Ban chỉ đạo có từ trung ương đến địa phương, sao để hàng giả, hàng nhái lớn như vậy?

Hệ thống AI 'Made in Tòa án quận 1' có gì?

Ngày 23-5, ông Nguyễn Cao Trí - thành viên ban chuyển đổi số Tòa án nhân dân quận 1, tác giả sản phẩm - cho biết sau 2 năm chuẩn bị, phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giải quyết án đã bước đầu vận hành thành công.

Hệ thống AI 'Made in Tòa án quận 1' có gì?

Quy định mới của Bộ Chính trị về thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Bộ Chính trị đã có quy định mới về thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được phát hiện qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Quy định mới của Bộ Chính trị về thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar