24/02/2019 15:46 GMT+7

Masan tính phân bổ lợi nhuận cho cổ đông trên 5.000 tỉ năm 2019

L.SƠN
L.SƠN

Sau kết quả kinh doanh 2018, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) tiếp tục đưa ra con số tăng trưởng doanh thu thuần năm 2019 dự kiến tăng 18% đến 30%.

Masan tính phân bổ lợi nhuận cho cổ đông trên 5.000 tỉ năm 2019 - Ảnh 1.

Ban lãnh đạo Masan công bố thông tin kết quả kinh doanh 2018 và kỳ vọng 2019 - Ảnh: L.Sơn

Masan dự kiến lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông trong năm 2019 có thể đạt 5.000 tỉ đồng, tăng trưởng 44% so với năm trước. Với diễn biến lạc quan thì lợi nhuận có thể tăng đến 58%, đạt khoảng 5.500 tỉ đồng.

Dựa trên những cơ sở nào để Masan đưa ra kỳ vọng này? Mới đây, tại sự kiện gặp gỡ cổ đông nhằm công bố kết quả kinh doanh 2018 và định hướng phát triển 2019, nhiều thắc mắc cho câu hỏi này được ban điều hành Masan giải đáp.

Cụ thể, ban điều hành Masan tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu thuần năm 2019 tăng từ 18 - 30%, lợi nhuận sau thuế và lợi ích của cổ đông thiểu số tăng từ 44 - 58% so với năm trước. Mức tăng dựa trên sự tăng trưởng của các công ty thành viên. 

Trong đó, doanh thu thuần của MCH (Masan Consumer) tăng 20% đến 35%, với doanh thu ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi tăng trưởng mạnh do đóng góp của các sản phẩm cao cấp. Ngành hàng đồ uống dự đoán sẽ tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2018.

Tương tự, doanh thu thuần của MNS (Masan Nutri-science) kỳ vọng tăng từ 20% đến 30%, với doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi tăng từ 10% đến 15%. Mảng thịt kỳ vọng sẽ đóng góp 5% đến 10% doanh thu thuần của MNS. 

Lãnh đạo Masan nhấn mạnh yếu tố sẽ đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và thay đổi hành vi người dùng đối với sản phẩm thịt mát MEATDeli và thiết lập mô hình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Masan tính phân bổ lợi nhuận cho cổ đông trên 5.000 tỉ năm 2019 - Ảnh 2.

Masan ra mắt thành công thương hiệu MEATDeli tại Hà Nội cuối năm 2018 - Ảnh: MS

Trước đó, cuối năm 2018, Masan ra mắt thành công thương hiệu MEATDeli để đáp ứng nhu cầu lớn chưa được đáp ứng của người tiêu dùng về nguồn thịt an toàn và tốt cho sức khỏe. 

Tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam tuân thủ các tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hàng đầu thế giới. MEATDeli hiện đang được bán tại các cửa hàng bán lẻ MEATDeli của Masan và thông qua chuỗi siêu thị Vinmart tại Hà Nội. 

Ban điều hành dự kiến sẽ tăng cường mạng lưới phân phối để tăng khả năng cung ứng với mục tiêu giành được 5-10% thị phần tại Hà Nội vào cuối năm 2019. Việc mở rộng phân phối sản phẩm thịt mát đến các thành phố lớn trên cả nước nằm trong kế hoạch của Masan. Thời điểm cụ thể sẽ được ban điều hành công bố cụ thể trong thời gian tới.

Một thành viên khác của Masan là MSR (Masan Resources ) cũng dự kiến tăng từ 12% đến 22% do sản lượng bán tăng. MSR sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ cao để từ một công ty khai khoáng trở thành doanh nghiệp sản xuất hóa chất vonfram và kim loại công nghiệp cao.

Dựa trên kỳ vọng về doanh thu thuần, Masan cũng dự báo lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho Cổ đông Công ty đạt 5.000 tỷ đồng đến 5.500 tỉ đồng, tăng 44% đến 58%, tương đương với biên lợi nhuận đạt trên 10% trong năm 2019. 

Trong đó, MCH dự kiến lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty tăng 30% đến 35% trong năm 2019, tương ứng với mức tăng trưởng doanh thu. MNS dự kiến lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông đạt 30 đến 70 tỉ đồng.

Lý giải con số này, ban điều hành công ty cho biết hiện nay các khoản đầu tư ban đầu lớn cho mảng thịt khá lớn. Lợi nhuận trong những năm tới sẽ tăng cao tương tự câu chuyện của dòng sản phẩm nước mắm Nam Ngư.

 MSR dự kiến lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty đạt 700 tỉ đồng đến 1.000 tỉ đồng. Khoản chênh lệch (từ 700 tỉ đồng đến 1.000 tỉ đồng) chủ yếu đến từ chênh lệch giả định giá vonfram và giá thực hiện của đồng

Đặc biệt, công ty dự kiến lãi vay giảm khoảng 1.000 tỉ trong năm 2019, do đã trả khoảng 12.500 tỉ nợ gốc trong quý 4/2018, giảm nợ gốc khoảng 30% so với đầu năm 2018. Công ty nỗ lực giảm nợ nhằm nâng hạng tín dụng dài hạn của MSN trong vòng 12 tháng tới.

Mới đây, trong tháng 2-2019, nhóm nhà đầu tư liên quan đến Chính phủ Singapore đã tăng sở hữu từ 8,98% lên 10,18% vốn điều lệ Masan khi mua vào khối lượng 13,9 triệu cổ phiếu. Như vậy, nhóm nhà đầu tư này đã bỏ ra 1.175 tỉ đồng mua cổ phiếu Masan để trở thành nhà đầu tư ngoại lớn nhất tại Masan, vượt qua Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc (nắm giữ 9,45% cổ phần của Masan).

L.SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

"Nếu chỉ sử dụng hình thức thanh tra kế hoạch mỗi năm một lần sẽ rất khó đạt hiệu quả của hoạt động thanh tra".

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất tăng nặng xử phạt vi phạm về chứng khoán; Hãng sữa Kun chi hàng trăm tỉ thâu tóm gần 35% cổ phần một công ty khác; Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Đua Fat bị phạt nặng...

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar