26/09/2005 12:51 GMT+7

Mary Magdalene có phải là kiệt tác của Leonardo da Vinci?

A.NG. (Theo Reuters)
A.NG. (Theo Reuters)

TTO - Bức tranh Mary Magdalen sẽ trình làng lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỉ im tiếng. Người “phụ nữ ngoại tình” được Chúa Jesus tha thứ trong bức tranh này có thể là kiệt tác của danh họa Leonardo da Vinci vẽ chung với học trò - theo nghi ngờ của các sử gia hội họa hàng đầu thế giới.

Phóng to
Bức Mary Magdalene
TTO - Bức tranh Mary Magdalen sẽ trình làng lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỉ im tiếng. Người “phụ nữ ngoại tình” được Chúa Jesus tha thứ trong bức tranh này có thể là kiệt tác của danh họa Leonardo da Vinci vẽ chung với học trò - theo nghi ngờ của các sử gia hội họa hàng đầu thế giới.

Tranh có kích thước 58x45 cm, được cho là ra đời vào 1515, bốn năm trước khi danh họa bậc thầy thời Phục Hưng qua đời. Bức họa ra mắt công chúng vào tháng 10 tới tại cảng Ancona vùng Adriatic, Ý, vẽ bà Magdalene với ngực trần, khoác chiếc áo choàng đỏ và hờ hững cầm tấm khăn voan.

Lịch sử được ghi lại hơn 100 năm qua của bức tranh cho thấy tác phẩm đã “lưu lạc giang hồ” và qua tay nhiều nhà sưu tập. Một bức ảnh đen trắng chụp họa phẩm đã công bố vào thập niên 1920 tại Vienna. Nó cũng được trưng bày chớp nhoáng tại Mỹ vào 1949 và rồi trôi dạt vào tay một người chơi tranh Thụy Sĩ.

Từ trước tới nay, Mary Magdalene vẫn được xem là của Giampietrino, một học trò của Leonardo có nhiều tác phẩm được trưng bày tại các viện bào tàng nổi tiếng. Thế nhưng giáo sư Carlo Pedretti - giám đốc Trung tâm nghiên cứu tranh Leonardo Armand Hammer tại Đại học California - nhận định: “Bởi vì nét vẽ vô cùng tinh tế của nó, tôi tin rằng bức tranh không đơn thuần là tác phẩm của người học trò với sự chỉ vẽ của sư phụ”.

Pedretti nói thêm: "tuy bức tranh mang phong cách vẽ của Giampietrino, thế nhưng nó vượt xa năng lực thể hiện của ông”. Giáo sư 77 tuổi này sẽ làm cuộc “giải phẫu” bức tranh với kỹ thuật quét mô phỏng ảnh bằng tia hồng ngoại, một kỹ thuật để tái hiện lại từng lớp vẽ của bức tranh.

Ông cũng bật mí một điều vô cùng quan trọng là bức tranh được vẽ trên một tấm gỗ không hề bị sứt mẻ, hệt như bức Mona Lisa.

Leonardo vốn nổi tiếng với các tác phẩm cộng tác với học trò của ông. Điển hình như bức Virgin of the Rocks được tin là do thầy trò Leonardo và Ambrogio De Predis vẽ chung với nhau.

Nếu bức Magadalene này có bàn tay của Leonardo tham gia, dù chỉ một phần, nó sẽ trở thành một trong rất ít tác phẩm của danh họa vẽ phụ nữ khỏa thân, bên cạnh bức Leda and the Swan.

A.NG. (Theo Reuters)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar