23/05/2024 13:47 GMT+7

Mạng viễn thông chập chờn, ngư dân 'hồn treo cột buồm'

Hơn 800 tàu cá tại Quảng Bình bị mất kết nối thiết bị giám sát hành trình từ hơn một tháng qua. Số phận ngư dân vốn đã lênh đênh, nay càng mong manh hơn khi mạng viễn thông chập chờn.

Mạng viễn thông gặp sự cố khiến thiết bị giám sát hành trình trên tàu ngư dân Quảng Bình tê liệt hơn một tháng qua - Ảnh: C.HỢP

Mạng viễn thông gặp sự cố khiến thiết bị giám sát hành trình trên tàu ngư dân Quảng Bình tê liệt hơn một tháng qua - Ảnh: C.HỢP

Hơn một tháng qua, hàng trăm chủ tàu cá tại Quảng Bình vô cùng lo lắng khi thiết bị giám sát hành trình đang sử dụng viễn thông của VNPT bỗng nhiên bị mất kết nối, thi thoảng mới có sóng chập chờn.

Thậm chí có những tàu cá bị nạn trên biển hiện vẫn chưa thể tìm được ngư dân mất tích vì khi gặp nạn, thiết bị giám sát hành trình không hoạt động.

Hệ thống giám sát hành trình tê liệt vì mạng viễn thông

Ngư dân Hồ Văn Thanh ở thôn Nam Đức, xã Đức Trạch (Bố Trạch) cho biết ông lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cách đây 4 năm theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Thiết bị này sử dụng mạng viễn thông VNPT để phát sóng. Cơ quan quản lý tại bờ sẽ thông qua thiết bị này để giám sát lộ trình tàu đi trên biển và cập nhật dữ liệu vị trí về máy chủ.

Trung bình mỗi tháng, tàu ông phải trả cước phí dịch vụ cho nhà mạng hơn 300.000 đồng cho thiết bị này.

Tuy nhiên, hơn một tháng nay, sóng viễn thông của nhà mạng VNPT bỗng nhiên hoạt động chập chờn, lúc có lúc không. Có khi mất sóng đến 2, 3 ngày liên tục.

Không chỉ ông Thanh, mà hiện có hơn 800 tàu cá của Quảng Bình sử dụng thiết bị giám sát hành trình này của nhà mạng VNPT cũng chung tình trạng trên.

Thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá báo không có mạng thường xuyên - Ảnh: C.HỢP

Thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá báo không có mạng thường xuyên - Ảnh: C.HỢP

Với những ngư dân quanh năm lênh đênh trên biển, thiết bị giám sát hành trình như "bùa hộ mệnh". Nếu tàu không được giám sát vị trí, thì việc hỗ trợ theo chính sách của Nhà nước sẽ không được thực hiện vì không có căn cứ. Ngoài ra, những tai nạn trên biển là nỗi ám ảnh nhất với ngư dân. Khi không có thiết bị giám sát hành trình, thì việc được cứu khi có sự cố là vô cùng khó khăn.

"Nếu tàu xảy ra sự cố, nếu không có định vị tọa độ, việc gọi tàu bạn hay tàu cứu hộ từ bờ cũng khó", ngư dân Thanh nói.

Mới đây nhất, 4 tàu cá của ngư dân Quảng Bình ra khơi trong tình trạng thiết bị giám sát hành trình mất kết nối. Sau đó, những tàu này gặp lốc xoáy trên biển. Tuy nhiên, vì không có thiết bị giám sát hành trình nên vị trí các tàu gặp nạn không được cập nhật về máy chủ tại bờ.

Việc này khiến công tác cứu hộ sau đó vô cùng khó khăn. 24 ngư dân gặp nạn thì hiện chỉ có 14 người được cứu. Hiện 10 người vẫn đang mất tích.

"Nếu khi đó thiết bị giám sát hành trình hoạt động, việc cứu hộ sẽ hiệu quả hơn vì các tàu đều biết chính xác tọa độ của tàu bị nạn", một ngư dân ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, nói.

Chưa biết bao giờ khắc phục xong

Theo ông Lê Ngọc Linh - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Bình, sự cố mất kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá xảy ra lúc 23h ngày 15-4-2024, khiến cho hơn 800 tàu đánh cá sử dụng mạng viễn thông VNPT trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Cho đến nay, sự cố này vẫn chưa được khắc phục xong.

Ngay sau khi nhận được thông tin về sự cố mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên tàu đánh cá, chi cục này đã có thông báo đến các chủ tàu cá và đề nghị các tàu tạm thời sử dụng thiết bị liên lạc tầm xa VX1700 để nhắn tin báo tọa độ gửi về cơ quan quản lý để giám sát.

"Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Vì thiết bị liên lạc tầm xa không có tính năng tự động cập nhật hành trình. Khi cần cập nhật vị trí, ngư dân phải chủ động khởi động máy để cập nhật. Việc này phải được thực hiện không quá 6 giờ một lần. Nên hiệu quả xác định vị trí khi có sự cố bất ngờ là không cao", ông Linh nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo VNPT Quảng Bình cho biết lý do khiến mạng bị chập chờn là vì vệ tinh phát sóng cho khu vực Đông Nam Á bị lỗi.

"Hiện đối tác nước ngoài đang khắc phục sự cố. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết được khi nào hệ thống mạng viễn thông cho tàu cá mới trở lại hoạt động bình thường", lãnh đạo này nói.

Ngư dân bị chìm tàu nói gì về trận lốc xoáy kinh hoàng trên biển?

Bốn ngư dân chứng kiến trận lốc xoáy khủng khiếp trên biển khiến hàng loạt tàu cá bị nhấn chìm đã về tới đất liền. Họ vẫn ám ảnh bởi những gì vừa trải qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar