04/06/2023 19:19 GMT+7

Bộ ba 'ông lớn' ngành viễn thông làm ăn thế nào?

Trong ba 'ông lớn' viễn thông, VNPT và MobiFone đều không đạt doanh thu theo kế hoạch, trong khi Viettel giữ phong độ với tốc độ tăng trưởng 6,1%.

Bộ ba ông lớn ngành viễn thông làm ăn thế nào? - Ảnh 1.

Viettel, VNPT, MobiFone là những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong ngành viễn thông - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã gọi tên 4 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch doanh thu trong báo cáo tổng kết năm 2022, gồm có Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và MobiFone.

Tại báo cáo tài chính riêng đã kiểm toán vừa công bố, doanh thu công ty mẹ VNPT năm 2022 đạt 36.608 tỉ đồng, giảm 0,5% so với 2021. Sự suy giảm không lớn song đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp đi xuống của doanh nghiệp này.

Doanh thu VNPT giảm 3 năm liên tiếp

Trước đó, năm 2021, doanh thu của công ty mẹ VNPT đạt 36.810 t đồng, năm 2020 đạt 40.643 tỉ đồng, còn năm 2019 đạt 43.231 t đồng.

"Soi" cơ cấu, doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động phối hợp kinh doanh với VNPT - Vinaphone và VNPT-Media với 31.193 t đồng, chiếm 85,2%. Số thu còn lại đến từ việc cung cấp dịch vụ và bán hàng với bên khác.

Về doanh thu tài chính, mục cổ tức được chia lãi chênh lệch tỉ giá đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do lãi tiền gửi đạt 2.181 t đồng, tăng tới 28% so với năm 2021 nên tổng doanh thu tài chính vẫn tăng.

Trong cơ cấu chi phí, hầu hết các mục đều ghi nhận tăng. Cụ thể, chi phí bán hàng 12,2 tỉ đồng, tăng 20%; chi phí quản lý doanh nghiệp 2.903 tỉ đồng, tăng 2,6%; chi phí tài chính là 178 tỉ đồng, tăng 641%.

Chi phí tài chính tăng đột biến là do ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỉ giá (gần 51 tỉ đồng) và 127 tỉ đồng trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư.

Bộ ba ông lớn ngành viễn thông làm ăn thế nào? - Ảnh 2.

Doanh thu VNPT, MobiFone và Viettel trong 3 năm liên tiếp (Đơn vị: nghìn tỉ đồng).

Kết quả, năm 2022 công ty mẹ VNPT lãi trước thuế 5.204 tỉ đồng, tăng 3,1% so với 2021. Còn lãi sau thuế đạt 4.143 tỉ đồng, giảm 0,4%.

Năm 2022, VNPT lên kế hoạch doanh thu công ty mẹ đạt 41.459 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.820 tỉ đồng. So với mục tiêu tự đặt ra, doanh thu không đạt được, còn lãi sau thuế lại vượt.

VNPT chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2022. Tuy nhiên theo ước tính của tập đoàn vào cuối năm, doanh thu hợp nhất ước đạt 55.209 tỉ đồng, tăng 2%, đạt 97,5% kế hoạch. Còn lợi nhuận hợp nhất đạt 6.629 tỉ đồng, bằng 104,6% kế hoạch.

Lợi nhuận MobiFone đi xuống

Trong khi đó, MobiFone - một "ông lớn" khác ngành viễn thông - buồn hơn khi suy giảm cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Theo thông tin mới nhất từ MobiFone, doanh thu công ty mẹ năm 2022 đạt 28.847 tỉ đồng, giảm 3,9%; lợi nhuận trước thuế đạt 3.183 tỉ đồng, giảm 33%. 

Kết quả hợp nhất, doanh thu đạt 30.160 tỉ đồng, giảm 3,4%; lợi nhuận trước thuế đạt 3.234 tỉ đồng, giảm 32,7%.

Phía MobiFone cho biết năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu công ty mẹ theo phương pháp "doanh thu theo dung lượng thực tế sử dụng", thay vì "doanh thu tại thời điểm thu tiền bán thẻ trả trước" theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông nên có sự thay đổi. 

Do cách tính thay đổi, ước tính cuối năm 2022 về lợi nhuận của MobiFone (2.713 tỉ đồng) có mức chênh tương đối so với số liệu mới cập nhật.

Bộ ba ông lớn ngành viễn thông làm ăn thế nào? - Ảnh 3.

Lợi nhuận VNPT, MobiFone và Viettel trong 3 năm liên tiếp (Đơn vị: nghìn tỉ đồng).

Năm 2022, MobiFone đặt mục tiêu doanh thu công ty mẹ 31.366 tỉ đồng, chỉ tăng xấp xỉ 4,5% so với thực hiện năm 2021. Còn kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm hơn 440 tỉ đồng, xuống còn 4.310 tỉ đồng. 

Tuy nhiên với kết quả đạt được, ngay cả khi đặt mục tiêu rất thận trọng, MobiFone vẫn không thể hoàn thành.

Đại diện MobiFone nhận định: hầu hết các doanh nghiệp đều đặt mục tiêu thận trọng trong năm 2022 khi đưa ra các dự báo khó khăn cho nền kinh tế sau dịch COVID-19. 

Tuy nhiên, những gì diễn ra trong năm 2022 thậm chí vượt qua mọi dự báo trước đó của các chuyên gia cũng như các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới… Do vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khó tránh bị ảnh hưởng.

Còn Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) vẫn giữ "phong độ" với tốc độ tăng trưởng 6,1% khi doanh thu hợp nhất đạt khoảng 163.800 tỉ đồng. 

Nguồn doanh thu chủ lực từ viễn thông được duy trì khi hãng này tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động có 54% thị phần. 

Lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt 43.100 tỉ đồng, tăng 3% so với năm 2021.

Doanh thu VNPT giảm khoảng 3.000 tỉ so với kế hoạch do COVID-19

TTO - Doanh thu công ty mẹ VNPT năm 2021 đạt 90,22% kế hoạch năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lợi nhuận sau thuế cùng kỳ theo đó giảm khoảng 320 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar