25/01/2013 17:59 GMT+7

Mắm cá Châu Đốc

Thuy OCG
Thuy OCG

TTO - Không biết tự bao giờ, Châu Đốc đã trở nên nổi tiếng bởi hàng trăm món mắm cá ngon lành, hấp dẫn không chỉ với đồng bào Nam bộ mà còn với cả du khách.

Một lần ghé qua “vương quốc của mắm” bạn sẽ tin liền.

Phóng to

Mắm cá Châu Đốc - Ảnh: Băng Giang

Tôi tò mò đi lại giữa hai dãy hàng bán mắm cá đầy có ngọn, màu vàng óng dưới ánh đèn ở chợ thị xã Châu Đốc (An Giang). Mấy cô bán hàng liên tục chào mời mua mắm bằng chất giọng miền Tây dễ thương và ngọt ngào.

Gian hàng nào cũng bán nhiều loại mắm cá khác nhau, hỏi mắm nào là được giải thích về cách thức làm mắm và cách chế biến món ăn sao cho ngon miệng. Cứ như đi học một khóa nấu ăn “mắm cá" cơ bản. Thật thú vị.

Với đặc thù sông nước, thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này một lượng cá tôm dồi dào, phong phú. Tên các loại mắm được đặt theo tên loại cá để dễ phân biệt như mắm cá lóc, cá sặt, cá rô, cá trèn, cá chốt, cá cơm, cá thiểu, cá lòng tong hay cá linh. Tuy cách thức chế biến mỗi loại mắm không giống hệt nhau, nhưng có chung một quy trình cơ bản.

Đầu tiên, cá được phân loại và làm sạch, đánh vảy, loại bỏ ruột. Sau đó cá được ướp chung với muối hột và xếp vào lu, với lượng muối vừa đủ, nhưng như thế nào là đủ thì lại là bí quyết riêng của mỗi gia đình. Cá ướp trong khoảng một tháng sẽ dậy mùi, là tới thời điểm ướp thính. Thính là một loại nguyên liệu hay được người Kinh dùng trong chế biến món ăn, được chế biến từ gạo rang chín và xay thành bột.

Cá muối sẽ được vớt ra khỏi lu và rửa sạch lại bằng nước ngọt, để cho ráo nước rồi đem tẩm ướp với thính. Sau khi cá ăn thính (ngấm bột thính) sẽ được xếp vào lu theo từng lớp, dùng một tấm mê rổ để gài mắm, rồi đổ một lớp nước mắm cốt lên trên. Sau khoảng 2-3 tháng, khi lớp mắm cốt bên trên chuyển sang màu đỏ và trong, chứng tỏ mắm đã chín.

Mắm này được dỡ ra, chao với đường thốt nốt đã được đun chín và để nguội cùng với các gia vị khác sẽ tạo ra các loại mắm khác nhau và có chất lượng khác nhau. Sau khi chao mắm độ 3-5 ngày là ăn được.

Mắm thái là món thông dụng và khá phổ biến trong các loại mắm, được sáng tạo dựa trên món mắm ruột (làm từ ruột cá lóc rất ngon và đắt tiền) bằng cách thái nhỏ thịt mắm cá lóc trộn với dưa đu đủ bào sợi, ướp thêm đường và gia vị.

Mắm cá được nấu, chế biến tùy theo món như mắm chưng trứng, mắm kho chua, mắm chiên, trong đó món ăn đã trở nên quen thuộc với du khách là bún mắm và lẩu mắm. Mắm cá linh, cá chốt dùng để nấu bún mắm, lẩu mắm rất ngon. Mắm kho chua, chiên hay chưng thì dùng mắm cá lóc loại con to, nấu chín vẫn còn nguyên miếng thịt cá, không bị rã ra nước.

Sau mấy vòng dạo quanh chợ mắm Châu Đốc, tôi thật sự hoa mắt không biết nên mua loại nào và của thương hiệu nào. Ở Châu Đốc nghe nói có nhiều thương hiệu mắm nổi tiếng gần xa, mà nhà nào cũng chất lượng. Nhấc điện thoại hỏi người bạn Châu Đốc xem anh nhớ ra cái tên nào đầu tiên, anh nói tôi tìm hàng bà giáo Khỏe coi.

Ngẩng mặt lên thấy có đến mấy gian hàng mắm của bà giáo Khỏe, nhưng mỗi gian một số. Thấy lạ, tôi tò mò hỏi, hóa ra là cả gia đình, con cái đều chế biến và bán mắm cùng thương hiệu. Sau khi hỏi tư vấn một hồi, chúng tôi quyết định mua mắm thái, mắm cơm và mắm cá linh về làm quà cho bạn bè ngoài Bắc.

Và mới nghĩ đến món mắm thái với thịt heo luộc gói bánh tráng tối qua thôi mà đã xuýt nước miếng vì thèm…

Thuy OCG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar