05/09/2024 13:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Malaysia tuyên bố vẫn thăm dò dầu khí ở Biển Đông, bất chấp Trung Quốc phản đối

Phát biểu khi đang thăm Nga, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố quốc gia Đông Nam Á này sẽ không dừng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Malaysia tuyên bố vẫn thăm dò dầu khí ở Biển Đông, bất chấp Trung Quốc phản đối - Ảnh 1.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, ngày 5-9, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia nằm trong lãnh thổ của nước này và không nhằm mục đích khiêu khích hoặc thù địch với Trung Quốc, trong lúc hai nước có quan hệ hữu nghị.

"Dĩ nhiên chúng tôi sẽ phải hoạt động trong vùng biển của mình và đảm bảo lợi ích kinh tế, gồm cả việc khoan dầu, trên lãnh thổ của chúng tôi" - ông Anwar nói trong cuộc họp báo ở TP Vladivostok (Nga).

Nhà lãnh đạo Malaysia cho biết thêm: "Chúng tôi chưa bao giờ phủ nhận khả năng thảo luận (với Trung Quốc). Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi phải dừng hoạt động trong khu vực của mình".

Một ngày trước đó, Bộ Ngoại giao Malaysia tuyên bố họ sẽ điều tra vụ rò rỉ công hàm ngoại giao mật từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Công hàm này được truyền thông Philippines đăng tải. Trong công hàm, Trung Quốc nói rằng hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt của Malaysia ở Biển Đông đã xâm phạm cái gọi là lãnh thổ của nước này.

Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả một số phần trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý của các nước như Philippines, Malaysia... làm phức tạp thêm các nỗ lực thăm dò dầu khí của một số quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, năm 2016, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan đã ra phán quyết, bác bỏ cái gọi là "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) do Trung Quốc tự vẽ ra để tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích ở Biển Đông. Theo phán quyết, yêu sách của Trung Quốc đối với khoảng 90% Biển Đông là không có cơ sở theo luật quốc tế.

Petronas, công ty dầu khí quốc gia Malaysia, vận hành các mỏ dầu khí ở Biển Đông trong EEZ của Malaysia, nhưng trong những năm gần đây đã có một số cuộc chạm trán với tàu Trung Quốc.

Năm ngoái, Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động gần khu vực phát triển khí đốt Kasawari của Petronas, và có thời điểm đến gần khu vực triển khai dự án với khoảng cách 2,4km. AMTI thông tin tàu hải quân Malaysia cũng hiện diện trong khu vực.

Thủ tướng Malaysia: "Họ nói chúng tôi xâm phạm, nhưng không phải vậy"

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nói rằng Trung Quốc đã gửi "một hoặc hai" công hàm để phản đối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia, nhưng ông nhấn mạnh Chính phủ Malaysia sẽ tiếp tục giải thích với Bắc Kinh về lập trường của mình. Ông không nêu chi tiết về các công hàm này.

Nhà lãnh đạo Malaysia nói thêm: "Chúng tôi đã nói rằng chúng tôi sẽ không vượt qua ranh giới của bên khác. Đó là chính sách và nguyên tắc nghiêm ngặt của chúng tôi.

Họ (Trung Quốc) vốn biết lập trường của chúng tôi. Họ nói rằng chúng tôi đang xâm phạm lãnh thổ của họ. Nhưng không phải vậy. Chúng tôi nói không phải như thế, đó là lãnh thổ của chúng tôi".

Trung Quốc lên tiếng sau khi bị EU tố gây nguy hiểm cho tàu Philippines ở Biển Đông

Trung Quốc bày tỏ 'không hài lòng' với những cáo buộc của EU về vấn đề Biển Đông, sau khi EU lên án 'những hành động nguy hiểm' của tàu hải cảnh Trung Quốc đối với tàu Philippines.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar