25/03/2025 10:58 GMT+7

Malaysia tái phát triển các chung cư cũ

Chính quyền Malaysia hiện đẩy mạnh quá trình tái phát triển chung cư cũ nhằm hiện đại hóa đô thị, nhưng người dân không đồng ý vì lo mất quyền sở hữu và giá nhà leo thang.

chung cư cũ - Ảnh 1.

Số phận của những khu chung cư cũ kỹ ở Malaysia vẫn còn là một dấu hỏi lớn trong quá trình hiện đại hóa đô thị quốc gia - Ảnh: MALAY MAIL

Quá trình cải tạo chung cư cũ thường đi kèm với những thách thức lớn, từ chi phí tái định cư, áp lực hiện đại hóa đô thị có chọn lọc đến mâu thuẫn về quyền sở hữu.

Không cần 100% cư dân đồng thuận

Báo Straits Times ngày 23-3 cho biết theo Kế hoạch cơ sở hạ tầng Kuala Lumpur 2040 của Malaysia, 139 công trình công cộng và tư nhân, bao gồm 91 tòa nhà chung cư, đã được xác định có tiềm năng để tái phát triển.

Để thực hiện điều này, chính phủ dự kiến trình Dự luật tái phát triển đô thị (URA) lên quốc hội vào tháng 7 tới nhằm cung cấp khung pháp lý cho việc tái phát triển các khu vực đô thị và chung cư cũ.

Theo luật hiện hành, việc tái phát triển các tòa nhà chung cư yêu cầu sự đồng thuận tuyệt đối từ tất cả các chủ sở hữu và điều này thường gây khó khăn cho các dự án cải tạo.

Dự luật URA đề xuất trao quyền cho các ủy ban điều hành cấp liên bang và bang để thực hiện các dự án tái phát triển mà không cần sự đồng thuận 100% từ các chủ sở hữu, giúp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đô thị.

Theo Malay Mail, nếu dự luật được thông qua, các tòa nhà chung cư dưới 30 năm tuổi có thể được bán với sự đồng thuận của 80% chủ sở hữu. Đối với các tòa nhà trên 30 năm tuổi, tỉ lệ đồng thuận cần thiết giảm xuống còn 2/3 số chủ sở hữu.

Riêng những tòa nhà bị bỏ hoang hoặc được đánh giá không an toàn, chỉ cần sự chấp thuận của 51% chủ sở hữu để tiến hành bán.

Ông Nga Kor Ming, bộ trưởng Bộ Nhà ở và Chính quyền địa phương Malaysia, nhấn mạnh sự cần thiết của dự luật này để thay thế các quy định lỗi thời và giải quyết tình trạng xuống cấp của các khu vực đô thị.

Theo bộ trưởng, tính đến tháng 7-2024 Malaysia đã xác định được 534 địa điểm tiềm năng cho việc tái phát triển đô thị, trong đó có tới 139 địa điểm ở Kuala Lumpur với tổng giá trị ước tính mà các dự án tái phát triển này có thể tạo ra khi hoàn thành là khoảng 355,3 tỉ RM (79,6 tỉ USD).

Cơ hội hay rủi ro?

Tờ New Straits Times của Malaysia cho biết chính phủ liên bang và các bang cam kết sẽ đưa ra nhiều ưu đãi để đảm bảo dự luật này được triển khai thành công.

Bộ trưởng Nga Kor Ming khẳng định rằng các chủ sở hữu thuộc diện quy hoạch sẽ được đảm bảo quyền nhận lại bất động sản mới có diện tích tương đương hoặc giá trị cao hơn, đồng thời hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng và môi trường được cải thiện.

Chính phủ cũng nhấn mạnh sẽ tham vấn ý kiến của chủ sở hữu nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Việc định giá bất động sản mới sẽ dựa trên giá trị thị trường hiện tại và tiềm năng trong tương lai, với lợi nhuận được kiểm soát để tránh tình trạng đầu cơ trục lợi.

Ngoài ra nếu không đạt đủ mức đồng thuận từ 75 - 80%, dự án tái phát triển sẽ không được tiến hành và ý kiến của cư dân sẽ được xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn vấp phải sự phản đối lớn từ nhiều phía và những lo ngại từ giới chuyên gia. Phe đối lập, đặc biệt Đảng Hồi giáo Malaysia (PAS), đã biến dự luật này thành một vấn đề chính trị gây tranh cãi, cáo buộc chính phủ muốn đẩy những người thu nhập thấp, chủ yếu là người Mã Lai và Ấn Độ, ra khỏi trung tâm thành phố.

Đảng PAS cho rằng sau khi tái phát triển, giá nhà sẽ tăng cao và cư dân gần như không có khả năng mua lại nhà của chính họ.

Trong khi đó, những người có bất động sản hoặc đang sinh sống trong những khu thuộc diện tái phát triển cũng ngổn ngang suy nghĩ với những lo âu về tương lai.

Ông Sukhdev Singh Cheema, một cư dân lâu năm tại tòa chung cư cũ nằm trong diện quy hoạch ở Kuala Lumpur, cho biết ông và nhiều hàng xóm cảm thấy bất bình vì luật mới có thể buộc họ phải rời khỏi tòa nhà trong thời gian tái phát triển.

Những người này cũng lo ngại rằng sau khi được cải tạo, họ sẽ không đủ khả năng tài chính để tiếp tục sống tại đây.

"Tại sao chính phủ lại muốn tái phát triển khu chung cư này? Điều duy nhất chúng tôi cần là sơn lại mặt ngoài và sửa chữa hệ thống ống nước bên ngoài - ông nói với The Straits Times - Hiện tại chúng tôi đang đóng phí bảo trì 80 RM (khoảng 18 USD) mỗi tháng, nhưng ngay cả vậy, một số người nghỉ hưu vẫn không đủ khả năng chi trả số tiền đó".

Khác với ông Cheema, luật sư Syed Khaled Alasrar - người sở hữu hai căn hộ ở Kuala Lumpur - cho rằng kế hoạch tái phát triển là cần thiết để theo kịp sự phát triển của xã hội nhưng cần đảm bảo công bằng và không đẩy các chủ nhà nghèo vào thế bất lợi.

"Tôi nghĩ những khu dân cư quá cũ trông rất nhếch nhác. Việc tái phát triển là điều cần thiết để nâng cấp các hệ thống kết cấu, điện và thoát nước nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân", ông nói.

Còn dưới góc nhìn của chuyên gia Nischal Ranjinath Muniandy, nghiên cứu viên cao cấp về tài chính công tại Viện Dân chủ và Các vấn đề kinh tế, việc tái phát triển cơ sở hạ tầng cũ kỹ có thể tạo ra tác động lớn đối với phát triển đô thị và thúc đẩy tái thiết các thành phố lớn trên toàn quốc, tạo cơ hội hồi sinh các công trình bỏ hoang và xuống cấp, đặc biệt là ở các trung tâm lịch sử - nơi chi phí cải tạo để đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại thường quá cao.

Kinh nghiệm cải tạo chung cư cũ của Singapore

Chương trình tái phát triển chọn lọc toàn khối (SERS) là một sáng kiến của Chính phủ Singapore nhằm hiện đại hóa các khu nhà ở công cộng cũ, tối ưu hóa việc sử dụng đất và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị.

Được Hội đồng Phát triển nhà ở Singapore triển khai từ năm 1995, chương trình này cho phép chính phủ chọn lọc các khu nhà cũ để phá dỡ và xây dựng lại, đồng thời cung cấp cho cư dân bị ảnh hưởng những căn hộ mới với giá trợ cấp trong cùng khu vực.

Những cư dân trong diện SERS còn được ưu tiên chọn nhà trước khi các căn hộ mới được mở bán rộng rãi, đi kèm với các khoản bồi thường tài chính hợp lý.

Malaysia chốt tìm tiếp máy bay MH370, không tìm thấy không trả tiền

Chính phủ Malaysia đã đồng ý các điều khoản và điều kiện của một thỏa thuận với Công ty Ocean Infinity, để tiếp tục tìm kiếm xác máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi làm sổ đỏ: Sở Nội vụ ‘nhắc’ Sở Nông nghiệp và Môi trường báo cáo

Sở Nội vụ TP.HCM có văn bản 'nhắc' Sở Nông nghiệp và Môi trường giải quyết những phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi cấp sổ đỏ tại Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố.

Phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi làm sổ đỏ: Sở Nội vụ ‘nhắc’ Sở Nông nghiệp và Môi trường báo cáo

Người lao động gửi Quốc hội: Lương không tăng, tiếp cận nhà ở xã hội là ngoài tầm với

Mức thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng, được tiếp cận một căn nhà hay nhà ở xã hội là điều ngoài tầm với.

Người lao động gửi Quốc hội: Lương không tăng, tiếp cận nhà ở xã hội là ngoài tầm với

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Đường đi chung bỗng nhiên bị rào chắn, dân làm đơn nhờ huyện can thiệp

Nhiều hộ dân tại thôn văn hóa Bảo Vinh, xã Phước Vĩnh (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) bức xúc khi đường đi chung bất ngờ bị bí thư chi bộ thôn rào chắn.

Đường đi chung bỗng nhiên bị rào chắn, dân làm đơn nhờ huyện can thiệp

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar