08/12/2019 09:46 GMT+7

'Sinh viên ra trường tiếng Anh yếu, chúng ta rồi sẽ đi về đâu?'

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - 'Chúng ta sẽ đi về đâu nếu các thế hệ tương lai vừa rời ghế nhà trường yếu tiếng Anh?', cựu bộ trưởng tài chính Malaysia Daim Zainuddin trăn trở.

Sinh viên ra trường yếu tiếng Anh, chúng ta rồi sẽ đi về đâu? - Ảnh 1.

Những người trẻ Malaysia vẫy quốc kỳ trong một sự kiện - Ảnh: REUTERS

Dù được xếp vào nhóm nước có mức độ thông thạo tiếng Anh cao, Malaysia vẫn đang loay hoay với câu hỏi làm thế nào để cải thiện hơn nữa vì muốn phát triển, và cả vì lòng tự ái dân tộc khi bị xếp sau Singapore, một nước từng nghèo khó thuộc Malaysia.

"Chúng ta sẽ đi về đâu nếu các thế hệ tương lai vừa rời ghế nhà trường yếu tiếng Anh?", cựu bộ trưởng tài chính Malaysia Daim Zainuddin đặt vấn đề trong một hội thảo gần đây ở thủ đô Kuala Lumpur. 

Ông Daim cho rằng với trình độ tiếng Anh của người trẻ như hiện tại, Malaysia sẽ sớm bị tụt hậu và không thể cạnh tranh với các nước khác.

"Hầu hết các sinh viên Malaysia đã tốt nghiệp đại học đều không thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi ai đó hỏi bằng tiếng Anh, họ ú ớ không biết trả lời. Các bạn trẻ à, phải nghĩ đến tương lai của chính mình. Đất nước này sẽ đi về đâu nếu trình độ tiếng Anh của các bạn cứ giậm chân tại chỗ?" - cựu bộ trưởng Daim lập luận.

Hệ thống giáo dục bị đổ lỗi

Theo Bảng xếp hạng năng lực tiếng Anh EF được công bố hồi tháng 11 vừa qua, trong số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, Malaysia xếp thứ 26 với 58,55 điểm - lọt vào nhóm có mức thông thạo "cao", nghĩa là có thể đọc hiểu các bài báo bằng tiếng Anh và trình bày công việc bằng ngôn ngữ này.

Thứ hạng 26, tuy vậy, vẫn khiến người Malaysia cảm thấy bị tổn thương, dù nếu so ở châu Á vẫn còn hơn khối nước khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản... 

"Malaysia được xếp vào nhóm thông thạo tiếng Anh cao nhưng vẫn ở chiếu dưới Singapore" - tựa đề một bài viết ngày 6-12 của tờ Malay Mail phần nào cho thấy sự tự ái của người Malay hiện tại khi bị xếp sau Singapore, nơi đã từng là một vùng đất đầm lầy nghèo khó và thuộc liên bang Malaysia.

Vấn đề của hệ thống giáo dục, thực trạng học sinh công lập yếu tiếng Anh hơn học sinh trường tư và sự lười nhác của giới trẻ vẫn luôn bị đem ra làm lý do chính cho tình trạng người trẻ Malaysia yếu tiếng Anh.

Hồi năm 2017, một nghiên cứu của Viện Dân chủ và kinh tế Malaysia đã chỉ ra các học sinh cấp II và cấp III Malaysia "không có khả năng" nói tiếng Anh hoặc không tự tin vào năng lực của mình. 

Bộ Giáo dục Malaysia cho rằng tình trạng này là do giáo viên yếu kém nên hồi tháng 4 năm nay đã yêu cầu tất cả giáo viên phải tham gia kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Anh. Nếu muốn tiếp tục đứng lớp phải đạt được trình độ C1 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR). 

Công đoàn các giáo viên Malaysia lập tức phản ứng sau đó, cho rằng chính phủ đang quy trách nhiệm cho họ và đề nghị cần phải có một nghiên cứu toàn diện để xác định vấn đề thay vì đá bóng trách nhiệm.

Hoàng hậu động viên

Tình hình đó đã khiến một số nhân vật có tiếng nói góp phần cổ súy học giỏi tiếng Anh tại Malaysia. Hoàng hậu Malaysia Azizah Aminah Maimunah Iskandariah là một trường hợp như thế. 

Vốn là người truyền nhiều cảm hứng cho giới trẻ trong nước, bà cho rằng nói tiếng Anh không có nghĩa là vứt đi truyền thống dân tộc, rũ bỏ bản sắc của mình và khẳng định bất kỳ người Malaysia nào giỏi tiếng Anh sẽ trở thành công dân toàn cầu trong thời đại hiện tại.

"Để Malaysia giàu có và phát triển, chúng ta phải giao tiếp và học cách chơi với các nước xung quanh bằng tiếng Anh. Chúng ta không thể trở thành một đất nước khép kín vì yếu tiếng Anh được. 

Một khi chúng ta giỏi tiếng Anh, chúng ta có thể chia sẻ những kiến thức, phong tục và văn hóa bản địa Malaysia với toàn thế giới", hoàng hậu Malaysia khích lệ các sinh viên trong một sự kiện hồi tháng 10-2019.

Trong khi khuyên các bậc cha mẹ không nên đặt áp lực thi cử quá nhiều lên con trẻ, hoàng hậu khẳng định giỏi tiếng Anh phải là nhiệm vụ học tập quan trọng nhất vì đó là cánh cửa mở ra nhiều thứ khác.

Theo báo Malay Mail, kể từ tháng 1-2020, các trường công lập ở bang Sarawak của Malaysia sẽ dạy toán và khoa học bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 1, trở thành bang đầu tiên ở Malaysia có chương trình giảng dạy như vậy.

Người kế vị thủ tướng Malaysia bị cáo buộc tấn công tình dục đồng tính

TTO - Theo Hãng tin Reuters, Muhammed Yusoff Rawther, một phụ tá cũ của ông Anwar, hôm 4-12 cho biết từng bị vị cựu phó thủ tướng này cưỡng ép ông quan hệ tình dục hồi tháng 9-2018.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar