15/04/2019 18:38 GMT+7

Malaysia đàm phán lại với Trung Quốc, dự án đường sắt giảm được hơn 5 tỉ đô

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Malaysia từng tuyên bố hủy bỏ toàn bộ dự án xây dựng đường sắt của nhà thầu Trung Quốc. Sau đàm phán, chính phủ nước này đã quyết định nối lại dự án với những điều kiện có lợi cho ngân sách, người dân.

Malaysia đàm phán lại với Trung Quốc, dự án đường sắt giảm được hơn 5 tỉ đô - Ảnh 1.

Hình ảnh đồ họa minh họa cho dự án đường sắt ECRL của Malaysia - Ảnh: NIKKEI

Hãng tin AFP dẫn thông báo của Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, ngày 15-4 xác nhận việc nối lại dự án đường sắt với Trung Quốc sau khi hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc này.

Tuần trước, Malaysia và Trung Quốc đã nhất trí tiếp tục triển khai dự án đường sắt với mức chi phí giảm bớt 30%, chấm dứt tình trạng "treo" của dự án trong suốt thời gian qua.

Trong thông báo ngày 15-4, ông Mahathir Mohamad nói chính phủ của ông "đối mặt với việc hoặc là đàm phán lại, hoặc phải thanh toán khoản tiền phạt chấm dứt hợp đồng khoảng 21,78 tỉ ringgit (5,3 tỉ USD).

"Trong tình huống này, chúng tôi đã chọn quay lại bàn đàm phán và yêu cầu một thỏa thuận bình đẳng hơn, theo đó các nhu cầu của người dân Malaysia sẽ được ưu tiên", ông Mahathir Mohamad giải thích.

Ông Mahathir cũng tuyên bố công ty Trung Quốc chịu trách nhiệm chính trong dự án xây dựng đường sắt (Công ty xây dựng liên lạc Trung Quốc - CCCC) đã đồng ý hỗ trợ công tác vận hành và bảo trì tuyến đường sắt. Như vậy sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho Malaysia.

Theo thỏa thuận mới đạt được tuần trước, chi phí xây dựng dự án đường sắt đã được giảm được 1/3 mức ban đầu, xuống còn 44 tỉ ringgit (10,69 tỉ USD). Mặc dù Malaysia vẫn sẽ phải vay tiền từ Ngân hàng nhà nước Trung Quốc nhưng sẽ giảm hơn so với thỏa thuận ban đầu.

Dự án đường sắt chỉ là một trong nhiều dự án có nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc rơi vào tình trạng "treo" sau khi Malaysia thay đổi chính quyền sau cuộc tổng tuyển cử với chiến thắng vang dội của thủ tướng cao niên 93 tuổi Mahathir Mohamad.

Đây là dự án đường sắt kết nối bờ biển phía đông (ECRL) dài 640 km chạy từ phía bắc Malaysia, gần biên giới Thái Lan, tới một cảng ở bên ngoài thủ đô Kuala Lumpur. Đây cũng được xem là dự án chủ chốt trong kế hoạch phát triển hạ tầng tham vọng "Vành đai và con đường" của Trung Quốc.

TTO - Hàng ngàn người dân Lào tỏ ra bất bình khi chính phủ cho đến nay chưa đền bù tài chính cho các khu đất bị trưng dụng phục vụ xây dựng đường sắt Trung Quốc - Lào.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar