28/05/2023 13:33 GMT+7

Mái nhà chung vực dậy nhiều mảnh đời bất hạnh

Khu vườn tái chế rộng khoảng 2.000m2, là mái nhà chung của những người khuyết tật bẩm sinh đã vực dậy nhiều mảnh đời kém may mắn.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, chủ vườn tái chế, hướng dẫn chọn màu sắc phù hợp với sản phẩm cho các con

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, chủ vườn tái chế, hướng dẫn chọn màu sắc phù hợp với sản phẩm cho các con

Cách TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) khoảng 20km, khu vườn tái chế lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười do bà Nguyễn Thị Thanh Nga (62 tuổi, chi hội trưởng Chi hội khuyết tật Nguyễn Nga) làm chủ. 

Không chỉ có niềm vui, tại đây còn là "công xưởng" chế tác các phế liệu thành những vật dụng có ích, mang lại thu nhập cho người khuyết tật.

Bốn năm qua là những ngày tháng tươi đẹp nhất của chị Nguyễn Thị Thu (19 tuổi, ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) từ khi đặt chân đến với khu vườn kỳ diệu này. Ngày ấy Thu vừa tròn 15 tuổi, tay chân yếu mềm như cọng bún nên việc đi đứng phải nhờ người thân dìu dắt. 

Giờ đây Thu đã tự mình thắp lên những ước mơ cháy bỏng và niềm vui to lớn. "Lúc đầu em không làm gì được cả, cảm thấy mình vô dụng. Bây giờ có thể vận động, tự lo cho bản thân. Hiện tại em rất vui khi được học chữ, vi tính, tiếng Anh, may mặc, thêu thùa. Em được như ngày hôm nay, em biết ơn cô Nga lắm" - Thu tâm sự.

Hằng ngày, Thu cùng 14 anh chị em khuyết tật ở đây phân loại phế liệu, cắt tỉa, tạo mẫu, may vá các vật liệu để thành sản phẩm hữu ích như tạp dề, khăn trải bàn, quần áo… Chiều đến, mọi người lại quây quần bên nhau để chăm sóc, cải tạo, trang trí khu vườn. 

"Lúc đầu thấy cháu Thu tôi rất lo vì cháu yếu quá. Chỉ cần gọi tên hơi lớn tiếng là cháu đã giật mình. Còn bây giờ tôi rất vui khi các con trưởng thành và có thể đùm bọc các em nhỏ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống" - bà Nga nói.

Khu vườn tái chế - mái nhà chung với khung cảnh thơ mộng, yên bình

Khu vườn tái chế - mái nhà chung với khung cảnh thơ mộng, yên bình

Những vật dụng độc đáo được thành viên vườn tái chế tạo nên từ những vật liệu phế thải

Những vật dụng độc đáo được thành viên vườn tái chế tạo nên từ những vật liệu phế thải

Các thành viên vườn tái chế cùng người dân dọn dẹp rác thải và nhặt phế liệu để tái chế

Các thành viên vườn tái chế cùng người dân dọn dẹp rác thải và nhặt phế liệu để tái chế

Lựa chọn vải phế liệu tại xưởng tái chế

Lựa chọn vải phế liệu tại xưởng tái chế

Thu với khăn trang trí bàn ăn được làm từ vải vụn

Thu với khăn trang trí bàn ăn được làm từ vải vụn

Nô đùa tại khu vui chơi giải trí bằng các vật dụng phế thải

Nô đùa tại khu vui chơi giải trí bằng các vật dụng phế thải

Trang trí mái nhà chung bằng những vật liệu phế thải

Trang trí mái nhà chung bằng những vật liệu phế thải

Thương nhớ xóm nghề Cái Vồn

Cái Vồn từng được gọi là thị trấn xóm nghề với nhiều nghề một thời vàng son, ăn nên làm ra, nuôi sống bao thế hệ. Có xóm nghề giờ đã trăm năm tuổi, nhưng cũng có những xóm nay chỉ còn là "nghe kể hồi đó".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar