23/03/2021 13:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mắc COVID-19 sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên: Chuyện gì xảy ra?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Thế giới ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm virus corona sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 liều đầu tiên khiến nhiều người e ngại. Trong khi đó tại Bỉ, số ca nhiễm biến thể mới B.1.214 đã tương đương các biến thể Nam Phi và Brazil.

Mắc COVID-19 sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên: Chuyện gì xảy ra? - Ảnh 1.

Nữ y tá Maria Angélica là người đầu tiên tiêm vắc xin CoronaVac (Trung Quốc) ở bang Bahia - Ảnh: jovempan.com.br

Nữ y tá Maria Angélica de Carvalho Sobrinho (53 tuổi) là người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 tại bang Bahia (Brazil) hôm 19-1.

Ba ngày trước khi tiêm mũi thứ hai dự kiến vào ngày 16-2, cô có triệu chứng và được chẩn đoán nhiễm COVID-19 nên phải nhập viện. Đến nay cô đã bình phục hoàn toàn.

Loại vắc xin được sử dụng là CoronaVac do Công ty dược Sinovac (Trung Quốc) phát triển và được Viện Butantan sản xuất tại Brazil.

CoronaVac đạt hiệu quả tổng thể 50,38%, tức nguy cơ mắc COVID-19 giảm khoảng 50%.

Tiêm liều đầu tiên rồi vì sao có kết quả dương tính?

Ở nhiều nước cũng xảy ra trường hợp mắc COVID-19 sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên và chờ tiêm liều thứ hai như nữ y tá Maria Angélica. Nhân đó, nhiều người tung tin giả trên mạng xã hội rằng tiêm vắc xin vẫn bị nhiễm COVID-19 như thường.

Thật ra giới y học đánh giá không có vắc xin COVID-19 nào đạt hiệu quả tuyệt đối 100%.

Mắc COVID-19 sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên: Chuyện gì xảy ra? - Ảnh 2.

Thủ tướng Pháp Jean Castex được tiêm vắc xin AstraZeneca ngày 19-3. Thời gian giữa hai lần tiêm là 12 tuần - Ảnh: AFP

TS Isabella Ballalai - phó chủ tịch Hiệp hội Tiêm chủng Brazil - giải thích trên BBC: "Không có loại vắc xin nào có thể bảo vệ trong vòng 14 ngày sau liều đầu tiên dù để ngăn ngừa COVID-19 hay bệnh nào khác".

Các loại vắc xin đang sử dụng như Pfizer/BioNTech, Oxford/AstraZeneca, Moderna, Sputnik V hay CoronaVac yêu cầu phải tiêm đủ hai liều mới phát huy hiệu lực bảo vệ đầy đủ.

Thời gian giữa hai liều còn tùy nhà sản xuất, ví dụ 21 ngày đối với vắc xin Pfizer/BioNTech hoặc khoảng 3 tháng đối với vắc xin Oxford/AstraZeneca.

Dù được phát triển theo công nghệ nào, vắc xin thường chứa kháng nguyên và tạo ra kháng thể cần thiết để chống virus SARS-CoV-2 xâm nhập. Quá trình này đòi hỏi phải có thời gian (thông thường mất khoảng hai tuần) để các tế bào miễn dịch nhận biết kháng nguyên rồi tương tác với chúng và tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả.

Dù có phép lạ, vắc xin cũng không thể gây bệnh

Sau khi nhận đủ hai liều vắc xin cũng không có nghĩa là bạn có thể thoải mái muốn làm gì làm. Người đã tiêm đủ hai liều vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch chừng nào virus còn hoành hành và phần lớn người dân chưa tiêm vắc xin.

TS Isabella Ballalai giải thích vắc xin có chức năng bảo vệ tránh COVID-19 gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất nhưng những người đã miễn dịch vẫn có thể truyền virus cho người khác.

Một tin bịp khác phát tán trên mạng xã hội khẳng định chính vắc xin COVID-19 là nguyên nhân lây nhiễm. TS Isabella Ballalai nhấn mạnh điều này hoàn toàn không thể xảy ra vì "vắc xin được phát triển từ virus bất hoạt và nếu có phép lạ chúng cũng không thể gây bệnh".

Ngoài ra, cần lưu ý các tác dụng phụ do vắc xin rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra như sốt, khó chịu, hơi đau. Nếu cảm giác khó chịu không biến mất sau vài ngày hoặc nặng thêm thì cần đi khám bệnh.

Bỉ phát hiện biến thể mới có dạng đột biến chưa từng thấy

covid

Xét nghiệm PCR ở Liège (Bỉ) - Ảnh: BELGA

Báo Le Soir (Bỉ) đưa tin các nhà nghiên cứu Bỉ ở Đại học Liège đã phân lập một biến thể mới của SARS-CoV-2 mang tên biến thể B.1.214. Biến thể xuất hiện đầu tiên ở Liège từ tháng 1-2021, hiện nay đã chiếm 4% số ca nhiễm ở Bỉ, tương đương với số ca nhiễm do các biến thể ở Nam Phi và Brazil.

TS Keith Durkin ở Đại học Liège là người nhận dạng biến thể mới trong khuôn khổ chương trình quốc gia về giám sát gen virus (hoạt động từ cuối năm 2020). Bỉ chưa xếp biến thể B.1.214 vào loại các biến thể cần quan tâm nhưng giới nghiên cứu rất chú ý vì biến thể có một đột biến lạ chưa từng thấy.

Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy biến thể B.1.214 nguy hiểm hơn các biến thể khác. Số ca nhiễm biến thể B.1.214 đang tăng dần, đặc biệt ở Brussels (nơi tập trung nhiều cơ quan quốc tế), tỉnh Vlaams-Brabant và tỉnh Henegouwen.

GS di truyền học Vincent Bours giải thích biến thể B.1.214 gần như chắc chắn không phải là chủng ở Bỉ mà có thể du nhập từ khu vực châu Phi cận Sahara qua đường du lịch. Hiện Đại học Liège và Đại học KU Leuven đang tiếp tục theo dõi biến thể này.

Những nguyên thủ nào đã tiêm vắc xin COVID-19?

TTO - Ngày 23-3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca, nối dài danh sách những nhà lãnh đạo thế giới đã tiêm vắc xin.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Dãy số trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào, nhìn thông tin có thể biết được mức hưởng.

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Tác dụng đặc biệt ít ai biết về củ khoai lang

Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao, khả năng ức chế hoạt động tế bào ung thư càng lớn.

Tác dụng đặc biệt ít ai biết về củ khoai lang

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không chỉ là cơn bốc hỏa và kinh nguyệt không đều, còn không ít những lầm tưởng liên quan đến giai đoạn này.

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar