07/12/2023 15:09 GMT+7

Mã hóa tin nhắn trở thành tính năng mặc định trên Facebook Messenger

Việc mã hóa tin nhắn mặc định đồng nghĩa Meta không thể xem nội dung của hầu hết các cuộc trò chuyện trên Facebook Messenger, và không thể giao chúng cho cơ quan thực thi pháp luật.

Ảnh minh họa: rawpixel.com

Ảnh minh họa: rawpixel.com

Meta, tập đoàn mẹ của Facebook, vừa tung ra loạt cải tiến lớn nhất đối với Facebook Messenger kể từ khi ứng dụng nhắn tin này ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011.

Nâng cấp đáng chú ý nhất là các mã hóa trở thành tính năng mặc định đối với cuộc gọi và tin nhắn, cho phép chỉnh sửa tin nhắn đã gởi và gởi tin nhắn tạm thời chỉ tồn tại trong 24 giờ.

Mặc định mã hóa đầu cuối trên Facebook Messenger

Hôm 6-12, trên trang thông tin chính thức của Meta xuất hiện bài viết của bà Loredana Crisan, phó chủ tịch Messenger, thông báo dịch vụ mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) đã trở thành tính năng mặc định trên dịch vụ tin nhắn Facebook Mesenger.

Như vậy cuối cùng Meta, công ty mẹ của Facebook, đã thực hiện lời hứa được đưa ra từ nhiều năm trước.

Trò chuyện được mã hóa lần đầu tiên được giới thiệu như một tính năng tùy chọn trong Messenger từ năm 2016. Hồi năm 2019, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg của Facebook đã viết trên Facebook cá nhân: "Tôi tin rằng tương lai của truyền thông sẽ chuyển sang các dịch vụ riêng tư, được mã hóa, nơi mọi người có thể tin tưởng những gì họ nói với nhau đều được bảo mật và tin nhắn cũng như nội dung của họ sẽ không tồn tại mãi mãi".

Mã hóa đầu cuối là lớp bảo mật bổ sung, nội dung tin nhắn và cuộc gọi được bảo vệ từ thời điểm rời khỏi thiết bị của người gởi đến thiết bị của người nhận. Khi bật chế độ mã hóa đầu cuối để bảo mật, chỉ có người gởi tin nhắn hoặc gọi điện qua Messenger và người nhận mới có thể xem nội dung của tin nhắn hay nghe cuộc gọi.

Meta cho biết không ai, kể cả Meta, có thể xem những gì được gửi hoặc nói. Chỉ khi nào người gởi hay người nhận chọn báo cáo khi tin nhắn có vấn đề như quấy rối thì Meta mới xem, nghe được nội dung.

Theo bà Crisan, các tính năng của Messenger vẫn được giữ nguyên khi người dùng sử dụng các cuộc trò chuyện được mã hóa. Tuy nhiên, bà Crisan lưu ý rằng có thể "mất một thời gian" để tất cả các cuộc trò chuyện trên Messenger chuyển sang mã hóa mặc định.

Riêng tính năng mã hóa đầu cuối cho các cuộc trò chuyện nhóm trên Messenger hiện vẫn được giữ là một tùy chọn. Tin nhắn trên Instagram cũng không được mã hóa theo mặc định, mặc dù hồi tháng 8 năm nay Meta cho biết việc mã hóa tin nhắn Instagram sẽ được triển khai tiếp theo, ngay sau khi mã hóa trở thành tính năng mặc định của Messenger.

Chỉnh sửa tin nhắn đã gửi

Mesenger cho phép chỉnh sửa tin nhắn trong 15 phút sau khi đã gởi đi - Ảnh: Loredana Crisan

Mesenger cho phép chỉnh sửa tin nhắn trong 15 phút sau khi đã gởi đi - Ảnh: Loredana Crisan

Ngoài mã hóa, trong đợt này còn có một loạt tính năng cải tiến được đưa vào Messenger như cho phép chỉnh sửa tin nhắn trong 15 phút sau khi đã gởi đi và gởi tin nhắn tạm thời, chỉ tồn tại trong 24 giờ sau khi gởi.

Một nâng cấp đáng chú ý khác là Mesenger cho phép người nhận phát tin nhắn thoại ở tốc độ nhanh 1,5 lần hoặc 2 lần, tiếp tục nghe tin nhắn thoại từ nơi người dùng đã dừng lại và tiếp tục nghe tin nhắn thoại khi chuyển sang màn hình tính năng khác của Messenger.

Theo bà Crisan, vì có hơn 1 tỉ người dùng Messenger trên thế giới nên không phải ai cũng có thêm tính năng mã hóa đầu cuối mặc định ngay. Quá trình nâng cấp tính năng mã hóa sẽ mất vài tháng mới hoàn thành.

Sau khi được nâng cấp, người dùng sẽ được nhắc thiết lập phương thức khôi phục, chẳng hạn như đặt mã PIN, để có thể khôi phục tin nhắn của mình nếu bị mất, thay đổi hoặc dùng thêm thiết bị.

Theo The Verge, việc mã hóa tin nhắn mặc định sẽ có nghĩa là Meta không những không thể xem nội dung của hầu hết các cuộc trò chuyện trên Messenger mà còn không thể giao chúng cho cơ quan thực thi pháp luật.

Năm ngoái, một cô gái 17 tuổi và mẹ cô ở bang Nebraska (Mỹ) phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì thực hiện phá thai bất hợp pháp, sau khi cảnh sát lấy được lịch sử trò chuyện trên Messenger của họ.

Những người ủng hộ chống mã hóa nói rằng công nghệ này khiến việc tìm ra tác nhân xấu trên các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp, vốn đã được mã hóa theo mặc định, trở nên khó khăn hơn.

Facebook Messenger thêm loạt tính năng cho người dùng trò chuyện nhóm

TTO - Facebook vừa chính thức tung ra loạt cập nhật tính năng hấp dẫn, cho phép người dùng nhắn tin liên ứng dụng giữa Messenger và Instagram.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Nếu không vô được trang tuyển sinh đầu cấp: tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn; phụ huynh có thể sử dụng trang dự phòng: tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn.

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar