22/01/2022 10:34 GMT+7

'Má Hạnh' ở khoa nhiễm của tụi trẻ

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Không phải là người trực tiếp thăm khám, điều trị, nhưng nhiều bệnh nhi vẫn nhớ đến tên những cô điều dưỡng, hộ lý đã từng chăm sóc mình dù đã xuất viện đến vài tháng, thậm chí là vài năm.

Má Hạnh ở khoa nhiễm của tụi trẻ - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh - Ảnh: THU HIẾN

Ngày nào cũng vậy, hơn 5h sáng chị Nguyễn Thị Bích Hạnh (54 tuổi) - tổ trưởng tổ hộ lý, khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - đã tranh thủ dậy sớm đến bệnh viện sắp xếp, lo phần ăn sáng cho bác sĩ, bệnh nhân, còn bữa ăn sáng của mình cũng cũng ngót nghét gần 9h.

Trái tim ở nơi trẻ

"A... má Hạnh đến phát quà", "Con em có giấy xuất viện không má?"... vừa thấy bóng chị Hạnh trong khoa nhiễm, nhiều bệnh nhân đã nở nụ cười ngọt ngào. 

Đồng nghiệp, bệnh nhi ở khoa nhiễm thường hay gọi chị với cái tên thân thuộc "má Hạnh", coi chị như người trong nhà, nhiều trẻ coi như người mẹ thứ hai vì sự tận tụy, nhiệt tình bất kể là trong công việc hay cuộc sống đời thường. 

Đã 25 năm gắn bó gần nửa đời mình tại khoa nhiễm, nhưng không ngày nào "má Hạnh" lại quên nhiệm vụ của mình.

6h sáng chị đã có mặt tại bệnh viện sắp xếp, gấp lại đồ đạc bảo hộ, quần áo cho bệnh nhân thật tinh tươm, sạch sẽ. Tiếp đến là phát đồ ăn sáng cho y bác sĩ, bệnh nhân đảm bảo phần thức ăn luôn đến tay mọi người đúng giờ, mọi thứ phải thật ổn thỏa chị mới an tâm ăn sáng. 

Tiếp tục một ngày bất kể là khi nào bác sĩ, điều dưỡng cần chị đều có mặt, từ dọn drap giường, lau chùi thiết bị, an ủi tâm lý cho bệnh nhân, kết thúc một ngày cũng không có khung giờ cố định.

Ngoài việc chăm sóc, động viên tinh thần cho các em nhỏ, "má Hạnh" còn quán xuyến luôn việc chăm sóc như: tắm rửa, thay đồ cho những trẻ đã mất. Nhớ lại đợt dịch vừa qua, chứng kiến nhiều em nhỏ có bệnh lý nền nặng mắc COVID-19 không qua khỏi, chị rưng rưng nước mắt:

"Thay vì sợ nhưng tôi lại dành tình cảm đặc biệt cho các em hơn, coi chúng như chính con của mình. Đã không ít lần chứng kiến các em mất tuổi còn quá nhỏ, hoàn cảnh khó khăn lại không kìm được nước mắt của mình. Dịch COVID-19 khốc liệt, nhiều trẻ mất khi cha mẹ mỗi người một nơi, chỉ thấy thương cho các em rồi lại động viên mình cố gắng hơn".

Khi hỏi về điều hạnh phúc nhất tại đây, chị Hạnh chỉ cười nói là "lúc nhìn thấy các em xuất viện cùng với cha mẹ".

Má Hạnh ở khoa nhiễm của tụi trẻ - Ảnh 2.

Hình ảnh “má Hạnh” quen thuộc đối với các em nhỏ trong khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN

Tiếp tục trực chiến Tết

Đối với nhân viên y tế, việc đón giao thừa cùng với gia đình như là một khái niệm xa lạ, may mắn không đến ca trực thì được đón giao thừa với gia đình, trúng ca trực thì tiếp tục công việc. 

Có COVID-19 việc đón Tết cùng với gia đình lại càng khó khăn. Năm nay cũng vậy, không chỉ riêng chị Hạnh, tất cả đồng nghiệp cũng chia ra ca trực Tết để cùng nhau choàng gánh công việc.

Là người phụ nữ trong gia đình, lại chọn công việc đi sáng về khuya, trực đêm phải là những người có hậu phương vững chắc. May mắn khi được gia đình ủng hộ, chị hay an ủi, động viên các chị em trong khoa cùng cố gắng.

Trải qua những tháng ngày của đại dịch COVID-19, những điều dưỡng, hộ lý mới thấu hiểu thêm nhiều chân lý, họ càng gắn bó, yêu nghề hơn. 

Biết rằng phía trước còn nhiều chông gai, không biết khi nào dịch sẽ kết thúc nhưng khi hỏi về mong muốn, các chị chỉ mong dịch qua đi, trẻ do mình chăm sóc lại tươi cười cùng cha mẹ khi được xuất viện.

Nhiều lần bỏ tiền túi cho bệnh nhân

Chị Đinh Thị Diễm Thúy - điều dưỡng trưởng khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết chị Hạnh là một hộ lý mà bất kể những công việc gì phát sinh, đột xuất thêm chị đều có mặt, sát cánh cùng làm, không bao giờ từ chối công việc dù nắng hay mưa. Trong đợt dịch COVID-19 chị Hạnh còn là một người phụ nữ gan dạ, lăn xả, tiếp xúc gần bệnh nhân rất nhiều.

"Chị Hạnh không phải là người làm hết giờ mà là làm hết việc, thấy nhiều bệnh nhân nghèo khó khăn chị còn tự bỏ tiền túi ra cho bệnh nhân", điều dưỡng Thúy nói.

Điều dưỡng Trương Thị Ngọc Trân (38 tuổi), Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết: "Đối với chị em trong khoa má Hạnh là một người tuyệt vời, hỗ trợ cho chị em mọi lúc, bất kể là công việc gì, khó khăn đến mấy chị cũng có mặt để hỗ trợ".

Bác sĩ trẻ cạo đầu trước khi vào tâm dịch: 'Có tóc hay không thì nụ cười vẫn tỏa nắng'

TTO - Hình ảnh bác sĩ trẻ ở TP.HCM cạo đầu trước khi đến tâm dịch Bắc Giang lan truyền trên mạng xã hội (chiều 29-5) đã nhận được hàng ngàn lượt thích. Có một ‘cơn mưa’ lời khen ngưỡng mộ của cư dân mạng dành cho hành động đẹp này.

THU HIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar