09/01/2020 10:14 GMT+7

Lý trí sẽ thắng cảm xúc

TÔ HOÀNG
TÔ HOÀNG

TTO - Trái ngược với không khí sục sôi ở Iran và một số nước thân cận Tehran sau khi tướng Soleimani bị sát hại, phản ứng từ các nước khác lại khá chừng mực.

Lý trí sẽ thắng cảm xúc - Ảnh 1.

Vụ ám sát tướng Soleimani khiến quan hệ Mỹ - Iran vốn đã căng thẳng lại xấu thêm - Ảnh chụp màn hình Forbes

Các nước đồng minh của Mỹ dù vui mừng nhưng có mức độ, còn các nước đối thủ của Mỹ như Nga, Trung Quốc dù phản đối nhưng có sự dè dặt nhất định.

Những mối quan hệ phức tạp và đan cài lợi ích với Mỹ và Iran khiến các nước phải tính toán mức độ phản ứng cũng như một cuộc chiến trực diện nếu nổ ra giữa Mỹ và Iran không nằm trong lợi ích của bất kỳ ai. Do đó cái chết của tướng Soleimani cho dù gây ra những cảm xúc mạnh nhưng các nước đều không muốn đổ thêm dầu vào lửa.

Trong số các nước đồng minh của Mỹ, chỉ có Israel bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với vụ tấn công này khi Thủ tướng Netanyahu ca ngợi Tổng thống Trump đã hành động "nhanh chóng, mạnh mẽ và kiên quyết". Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi tướng Soleimani chính là đạo diễn của những vụ tấn công nhằm vào Israel. Đã từng có lúc Israel lên kế hoạch tiêu diệt tướng Soleimani nhưng buộc phải gác lại vì sự phản đối của Mỹ.

Còn các nước đồng minh khác của Mỹ ở khu vực như Saudi Arabia, UAE hay Qatar dù trong bụng rất vui nhưng cũng đều chọn cách phản ứng có mức độ khác với thường thấy. Thậm chí Saudi Arabia - đối thủ không đội trời chung của Iran ở khu vực và chủ trương theo đuổi một đường lối cứng rắn với Iran - cũng chỉ dừng lại ở việc kêu gọi các bên cần cẩn trọng "với các hành động có thể làm tình hình tồi tệ thêm".

Những đối thủ lớn của Mỹ như Nga, Trung Quốc tỏ ra vô cùng thận trọng. Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga có những lời lẽ mạnh thì Tổng thống Putin chỉ bày tỏ sự "lo ngại" về vụ sát hại và khả năng leo thang căng thẳng ở khu vực.

Xét về một số khía cạnh nào đó, vụ tấn công này còn có lợi cho Nga, nhất là việc buộc Mỹ nhất thời phải tập trung đối phó, xao nhãng không chú ý đến các hoạt động của Nga ở châu Âu. Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran sẽ đẩy Iran ngả vào phía Nga nhiều hơn và sự ra đi của ông Soleimani sẽ làm giảm vai trò của Iran ở Syria, tạo thế cho Nga có tiếng nói lớn hơn với chính quyền Assad.

Như Napoleon đã từng nói "đừng bao giờ ngăn cản kẻ thù của bạn khi họ đang mắc sai lầm". Sự lựa chọn khôn ngoan cho Nga là tọa sơn quan hổ đấu, nhìn Mỹ và Iran mắc kẹt trong tình thế đối đầu này. Nga sẽ không khuyến khích Iran trả đũa mạnh vì nếu xảy ra một cuộc chiến lớn giữa Mỹ và Iran mà khả năng thất bại của Iran là khó tránh khỏi sẽ làm Nga mất đi một đồng minh quan trọng ở khu vực.

Trong khi tại Bắc Kinh, như thường lệ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ kêu gọi "các bên, nhất là Mỹ bình tĩnh và kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng". Như cựu đại sứ Trung Quốc tại Iran Hoa Lý Minh đã thừa nhận, phản ứng của Bắc Kinh sẽ chỉ dừng lại ở đó. 

Trung Đông không phải là ưu tiên đối ngoại của Trung Quốc và Bắc Kinh cũng không có khả năng can dự sâu vào khu vực mặc dù sau vụ việc này, cùng với những khó khăn về kinh tế do cấm vận của Mỹ, Iran sẽ phải dựa nhiều hơn vào Trung Quốc.

Trung Quốc cũng không muốn đổ thêm dầu vào mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Mỹ, đặc biệt ngay trước thềm lễ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 dự kiến vào ngày 15-1 tại thủ đô Washington. Lợi ích của Trung Quốc trước hết nằm ở cuộc chiến thương mại với Mỹ hơn là một vụ tấn công tại vùng sa mạc Tây Á xa xôi.

Do vậy, cái chết của tướng Soleimani cho dù tạo nhiều cảm xúc nhưng những tính toán chính trị và lợi ích quốc gia vẫn là vấn đề các nước phải tính đến trước tiên.

Mỹ - Iran bên bờ vực chiến tranh: Washington, Tehran có đường lùi

TTO - Nguy cơ chiến tranh tại Trung Đông rõ rệt hơn sau khi Iran tấn công hai căn cứ quân sự có lính Mỹ đồn trú ở Iraq. Nhưng có vẻ cả Tehran lẫn Washington đều chừa đường đối thoại.

TÔ HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar