05/11/2019 10:17 GMT+7

Lý do phía sau chuyện Google chi 2,1 tỉ USD mua Fitbit

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Trong thông báo kế hoạch thâu tóm Công ty Fitbit trị giá 2,1 tỉ USD, lãnh đạo Google nói thỏa thuận này sẽ “giúp thúc đẩy công nghệ tiến bộ trong các thiết bị đeo người”, nhưng có phải chỉ là vậy?

Lý do phía sau chuyện Google chi 2,1 tỉ USD mua Fitbit - Ảnh 1.

Theo tạp chí Time, sau khi thương vụ này hoàn tất, công ty cung cấp thiết bị theo dõi sức khỏe và việc tập luyện thể thao Fitbit sẽ kết thúc 12 năm tồn tại độc lập để trở thành một thành viên trong "đại gia đình" Google.

Thời gian qua Google cũng đã đổ khá nhiều tiền đầu tư cho mảng công nghệ thiết bị đeo trên người. Năm 2019, công ty này bỏ ra 40 triệu USD mua công nghệ và nhân sự trong một thỏa thuận với nhóm nghiên cứu và phát triển của nhà sản xuất đồng hồ Fossil Group.

Tuy nhiên các sản phẩm của công ty này cho tới nay vẫn chưa đuổi kịp so với các đối thủ cùng thị phần như đồng hồ Apple Watch của Apple và Galaxy Watch của Samsung.

Với việc thâu tóm Fitbit, Google kỳ vọng năng lực công nghệ của công ty này sẽ giúp họ tạo ra các dòng sản phẩm đeo trên người có khả năng vượt qua những đối thủ sừng sỏ đó.

Trong bối cảnh thu nhập từ doanh số bán đồng hồ thông minh trên toàn ngành này dự kiến tăng gấp đôi, đạt 34 tỉ USD vào năm 2023, khát khao trở thành một thế lực mới của Google trên "mặt trận" này hoàn toàn dễ hiểu.

Động thái thâu tóm Fitbit cũng là một bước đi quen thuộc của Google. Cũng như năm 2017 công ty này đã mua nhiều phần thuộc nhà sản xuất smartphone HTC với hợp đồng trị giá 1,1 tỉ USD, để rồi sau đó tung ra các mẫu điện thoại Pixel đình đám của họ.

Tuy nhiên vì Google cũng đã và đang sở hữu rất nhiều năng lực kỹ thuật cả về phần cứng lẫn phần mềm rồi, vậy thì còn gì nữa họ có thể gặt hái từ thương vụ mua Fitbit?

Theo tạp chí Time, mối lợi tiềm năng hấp dẫn và cũng hiển nhiên nhất là cơ sở dữ liệu sức khỏe của hàng triệu khách hàng đã có của Fitbit. Các thiết bị theo dõi sức khỏe, vận động của Fitbit đã theo dõi những chỉ số sức khỏe của người đeo trong suốt 10 năm qua.

Trong những dữ liệu các thiết bị của Fitbit theo dõi gồm có số bước chân, lượng calo tiêu thụ và hoạt động tập thể dục thể thao. Về cơ bản, đó là những thông tin mà một công ty có nguồn thu chính từ quảng cáo online như Google luôn "khao khát".

Mặc dù ông Rick Osterloh, phó chủ tịch cấp cao chuyên phụ trách về thiết bị và sản phẩm của Google cam kết "các dữ liệu về sức khỏe của Fitbit sẽ không được sử dụng cho những quảng cáo của Google", song lời cam kết này sẽ cần được thẩm định qua thời gian.

Các đối thủ lớn nhất của Google, đáng kể nhất là Apple, đã coi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là "mặt trận" lớn tiếp theo trong thế giới công nghệ, hứa hẹn những nguồn lợi nhuận khổng lồ cho những công ty có khả năng đơn giản hóa một hệ thống phức tạp.

Theo ước tính của hãng Statista, lĩnh vực công nghệ chăm sóc sức khỏe có thể đạt giá trị 24 tỉ USD vào năm 2020.

​Thị trường smartwatch: khi Fitbit và Google "động thủ"

TTO - Fitbit "giết ngay" đối thủ lớn Pebble bằng cách thâu tóm, và cũng phương thức này, Google mua công ty sáng tạo hệ điều hành cho đồng hồ thông minh (smartwatch).

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Các vị trí liên quan đến AI đã trở thành 'miếng bánh thơm' trên thị trường việc làm Trung Quốc, ra trường có việc ngay.

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Dựa trên hành vi, thiết bị và lịch sử mua sắm, thuật toán cá nhân hóa hiện nay không chỉ quyết định thứ bạn nhìn thấy, mà còn kiểm soát cả giá thành những món hàng mà bạn mua.

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Pearson và Google Cloud bắt tay phát triển các công cụ hỗ trợ AI dành cho ngành giáo dục.

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar