24/02/2024 08:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lưu ý gì khi ôn thi tốt nghiệp THPT năm nay?

Năm 2024 là năm cuối cùng học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi sẽ giữ ổn định như năm 2023.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại điểm thi Trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại điểm thi Trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo đó, nội dung thi sẽ bám sát chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12.

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - về định hướng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Ông Nguyễn Xuân Thành lưu ý: "Ngoài ba môn tương ứng với ba bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn và ngoại ngữ, học sinh tùy theo lựa chọn đăng ký bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội có kế hoạch tham gia ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô giáo ở trường và chủ động hệ thống hóa kiến thức cơ bản".

* Ông có thể chia sẻ với các bạn học sinh về cách hệ thống kiến thức ở giai đoạn ôn tập?

- Với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các em có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để hệ thống hóa kiến thức. Ví dụ lập bảng, vẽ sơ đồ, bản đồ tư duy hay làm đề cương tóm tắt những nội dung kiến thức quan trọng, cốt lõi theo cách mà các em thấy có thể dễ nhớ, dễ hiểu nhất.

Tuy nhiên, dù là cách nào thì các em cũng cần lưu ý khi hệ thống hóa kiến thức cần tập trung làm rõ mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức cơ bản ở trong mỗi bài học, mỗi chủ đề, mỗi chương và giữa các chủ đề, các chương trong chương trình môn học.

Tiếp theo là hệ thống hóa những ứng dụng của kiến thức trong thực tế thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành trong chương trình môn học (có trong sách giáo khoa, sách bài tập và do giáo viên cung cấp, hướng dẫn).

Các em cần lưu ý phải tự lực thực hiện việc hệ thống hóa kiến thức chứ không sao chép của người khác hay nhờ người khác làm giúp. Vì quá trình hệ thống hóa kiến thức chính là quá trình tự học để nắm vững kiến thức trong mối quan hệ với những kiến thức khác trong chương trình cũng như những ứng dụng của kiến thức trong thực tiễn, giúp học sinh ghi nhớ sâu và cũng hiểu được phần nào mình hiểu chắc chắn, phần nào còn yếu, còn chưa rõ để tự ôn tập thêm hoặc nhờ thầy cô giáo hỗ trợ, giảng giải thêm.

Các thầy cô giáo không nên yêu cầu học sinh làm quá nhiều bài tập, đề thi có cùng dạng mà có thể chỉ cần làm với số lượng vừa đủ nhưng bao quát hết các dạng bài tập tương ứng với yêu cầu của nội dung cốt lõi.

Làm sao để học sinh nắm vững kiến thức, có khả năng ứng dụng, có khả năng so sánh, thấy rõ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức. Việc làm bài tập, thực hành là cách soi rọi lại phần kiến thức đã được hệ thống hóa trước đó.

Học sinh có thể tham gia thi thử nhưng không nên quá nhiều. Cần lưu ý không phải đề thi thử nào cũng bảo đảm sát với yêu cầu của chương trình. Vì thế, kết quả thi thử có thể sẽ không phản ánh đúng khả năng của bản thân. Nếu không xác định rõ điều này, các em có thể hoang mang, lo lắng khi bị điểm thấp hoặc chủ quan khi điểm cao.
Ông Nguyễn Xuân Thành

* Ngoài sách giáo khoa, theo ông, học sinh cần tham khảo những tài liệu nào cho việc ôn tập?

- Hiện nay nguồn tài liệu ôn tập có rất nhiều và cũng dễ tìm kiếm trên mạng. Nhưng tài liệu chính để học sinh ôn tập vẫn là sách giáo khoa và vở ghi các bài học đã học, các dạng câu hỏi, bài tập, bài thực hành... đã làm trong quá trình học tập.

Các em cần dựa vào đó để ôn tập thật chắc từng đơn vị kiến thức cơ bản. Với mỗi đơn vị kiến thức cơ bản đó, khi quay lại ôn tập, các em có thể tìm kiếm thêm tài liệu là những câu hỏi, hệ thống bài tập để luyện tập.

Các em cần chú ý tới các câu hỏi mở liên hệ với thực tiễn cuộc sống, yêu cầu vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Những tình huống cuộc sống trong câu hỏi thi có thể không có trong sách, trong nội dung bài giảng nhưng khi đã nắm vững kiến thức cơ bản các em đều có thể đáp ứng được yêu cầu.

Trong quá trình ôn tập cho học sinh tại các nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có lưu ý các trường tổ chức phân loại trình độ học sinh để có kế hoạch ôn tập sát với các nhóm đối tượng. Tùy theo các nhóm đối tượng học sinh, thầy cô giáo có thể cung cấp thêm cho học sinh tài liệu tham khảo để luyện tập nhưng không nên quá nhiều gây nên sự quá tải không cần thiết.

Có một căn cứ khác để học sinh tham khảo khi ôn tập là đề thi tham khảo của các môn thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Các em học sinh có thể xem đề thi tham khảo để biết cấu trúc, cách hỏi trong đề thi.

* Nhiều trường THPT tập trung ôn tập cho học sinh lớp 12 theo hình thức trắc nghiệm khách quan vì 4/5 bài thi tốt nghiệp THPT là thi theo hình thức này, theo ông có hợp lý không?

- Trước hết, học sinh phải nắm được chắc kiến thức, kỹ năng của chương trình và hiểu bản chất của kiến thức. Vì thế, việc ôn tập cũng phải bắt đầu từ "gốc" theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, tình huống.

Cùng với việc hướng dẫn học sinh tự hệ thống hóa kiến thức, các thầy cô giáo có thể hướng dẫn học sinh ôn tập qua việc luyện tập các dạng bài tập, trả lời các câu hỏi tùy theo mức độ khác nhau.

Việc luyện tập theo dạng đề thi trắc nghiệm là khâu sau cùng để học sinh làm quen với cách thức thi. Còn nếu việc ôn tập ngay từ đầu đã được áp dụng theo cách "làm đề thi trắc nghiệm" thì học sinh sẽ khó nắm chắc kiến thức.

Nhiều kỳ thi, ôn tập ra sao?

* Nhiều học sinh lo lắng vì các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy, các kỳ thi riêng của các cơ sở đào tạo khác biệt với kỳ thi tốt nghiệp THPT, vậy theo ông học sinh cần ôn tập thế nào để có thể đáp ứng được các kỳ thi khác nhau hiện nay?

- Các kỳ thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực hay thi tốt nghiệp THPT đều bám sát nội dung chương trình phổ thông mà học sinh đã được học. Vì thế, để đáp ứng tốt các kỳ thi, các em phải nắm chắc kiến thức cơ bản của các môn học ở bậc phổ thông và đảm bảo không học lệch mà dành thời gian đều cho việc học và ôn tập tất cả các môn học.

Để không quá tải, các em nên nắm chắc kiến thức cơ bản ngay trong quá trình học.

Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM dành tối đa 55% chỉ tiêu xét điểm thi THPT

Năm 2024, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) giữ ổn định 5 phương thức tuyển sinh đại học và dự kiến tăng 100 chỉ tiêu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và Ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Lê Thị Mỹ Quyền - cựu học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) - tốt nghiệp thủ khoa năm 2024 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Đại học Quốc gia TPHCM đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành cho phép đại học này được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù đặt hàng đào tạo, tự chủ quyết định học phí một số chương trình đào tạo.

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar