06/07/2009 08:09 GMT+7

"Lướt sóng" nhà đất - Bài 1: Xem "cò" nhảy múa…

Theo HÀN NI - HẠNH NHUNG/ Sài Gòn giải phóng
Theo HÀN NI - HẠNH NHUNG/ Sài Gòn giải phóng

Chứng khoán tăng vọt nhanh chóng trong thời gian qua đã giúp các nhà đầu tư lướt sóng chốt lời. Nhiều “tay chơi” bị “dính” chứng khoán thời gian dài ngủ yên cũng kịp xả hàng để quay sang đầu cơ bất động sản. Khi thị trường bất động sản “dậy sóng”, nhiều vấn đề phát sinh.

Chúng tôi đã mượn 50 triệu đồng vào cuộc “lướt sóng”… nhà đất.

Phóng to
Nhà đất tại khu An Phú - An Khánh đang tăng khoảng 1 triệu đồng/m². Ảnh: HUY ANH

“Cò” bao vây

“Chúc chị một buổi sáng tốt lành. Hôm nay em có căn hộ tầng 10, hướng Đông Nam, view đẹp, giá cực mềm, 25 triệu đồng/m²…”. Đó là nội dung tin nhắn dường như tôi nhận mỗi ngày của một “cò đất” vì đã trót dại đưa số điện thoại của mình để hỏi thăm một dự án chung cư cao cấp tại quận 11, TP.HCM.

Chỉ cần có được số điện thoại của bất cứ khách hàng nào hỏi mua (hay có ý định thăm dò thị trường) là các “cò” sẽ “bám riết”, không buông tha. Từ thông tin dự án mới đến khách hàng cần bán nhà, đất giá rẻ… đều được gửi đến điện thoại khách hàng. Đó là lý do chúng tôi xài hẳn một số điện thoại riêng để thâm nhập vào giới “cò đất”.

Với lời hứa ỡm ờ “View đẹp, giá tốt sẽ mua!”, chúng tôi liên tục bị “cò” Hưng gọi điện thoại thuyết phục: “Em thông báo cho chị một tin mật nè, trong vòng 10 ngày nữa, công ty sẽ ấn giá mới - tăng 5-10% so với giá cũ. Khi đó chỉ cần sang tay theo giá mới của công ty, chị cũng lời cả trăm triệu rồi!”.

Nhẩm tính, chỉ cọc 20 - 50 triệu đồng giữ chỗ, 10 ngày sau tăng giá mới, lời đến gần 100 triệu đồng, “siêu lợi nhuận” chúng tôi không thể cưỡng lại được.

Liên tục sau đó là chuỗi “bom tin nhắn” với những lời “giúp khách hàng làm giàu” như: “chị ơi suy nghĩ sớm, trước ngày 26-6, vì công ty sẽ chốt giá đó”; “chị ơi, có người đang cần tiền bán gấp nên họ bảo nếu cọc trong ngày hôm nay sẽ được chiết khấu thêm 2%” và đến ngày hôm sau là “… chị còn được tặng món quà trị giá 10 triệu đồng”. Chúng tôi còn đang ậm ừ suy nghĩ, vì giá của dự án khá cao, vả lại dự án cũng không có nhà mẫu, nên không biết mặt mũi thế nào.

“Cò” Hưng gọi điện tiếp: “Đừng suy nghĩ nữa chị ơi, gút ngay thôi. Với việc chiết khấu cộng giá trị phần quà, coi như trước mắt đã lời thêm gần cả trăm triệu so với các mối khác rồi!”. Cuối cùng cũng may, tôi đã cưỡng lại những lời mời hấp dẫn, vì chờ mãi, đã qua ngày 26- 6 cũng chẳng thấy giá mới đâu!

Phóng to
Trong vòng 10 ngày, nền đất Phú Xuân tăng 500.000 - 1 triệu đồng/m². Ảnh: HUY ANH
Khi tìm hiểu các dự án vùng ven, “cò” Lâm nhiệt tình hứa… giúp chúng tôi làm giàu. Anh chỉ chúng tôi “lướt sóng” dự án Phú Xuân - Nhà Bè và hứa sẽ kiếm lô đất khách hàng cần tiền bán giá mềm, vị trí đẹp, dễ “ra hàng” và chỉ cần đặt cọc (50 triệu đồng), sau một tuần sang tay kiếm… vài chục triệu đồng chơi! Sau đó, anh giới thiệu tôi lô đất giá 10,8 triệu đồng/m², chúng tôi trả lời “đang thỏa thuận để sáng mai cọc lô khác với giá chỉ 10,5 triệu đồng/m²”.

Thế là cả đêm chúng tôi nhận hàng chục tin nhắn “cản mũi” với lý do “hướng Tây khó ra hàng”, “giá mềm là do hạ tầng khu đó chưa tốt, bán không có lời”…

Sau đó, “cò” Lâm tung “chiêu” có một khách cần tiền nên bán gấp, giá chỉ 10,1 triệu đồng/m² (trong khi thị trường đang làm giá giao dịch 10,5 - 10,8 triệu đồng/m²). Chúng tôi đồng ý với lô đất rẻ đó, nhưng trưa hôm sau anh báo lại “khách đổi ý, đòi giá cao hơn, tôi đã năn nỉ nhưng khách không chịu!” - thế là chúng tôi “huốt” luôn lô đất cũ.

Ra chiêu là “dính chưởng”!

“Cò” ngày nay là những người có học thức, chí ít cũng là cử nhân tiếp thị, không ít người có nhiều bằng đại học và cũng có cả thạc sĩ. Họ làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch bất động sản, số ít là lao động tự do. Có kiến thức, lại từng trải nên các “cò” rất hiểu tâm lý khách hàng, chịu đeo bám và có khả năng thuyết phục tốt nên khách khó thể thoát được.

Nghĩ tôi là “đại gia” nên chị Lan, phó giám đốc một công ty môi giới ở quận 8, rủ tôi “săn” dự án mới. Chị cho biết, hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư đã hoàn thành dự án nhưng chưa tung hàng ra, chờ làm nóng thị trường trước. Chỉ cần khoảng vài trăm triệu đồng, chúng tôi có thể đến gặp và đặt cọc mua vài chục căn có vị trí đẹp (2 mặt tiền, lô góc…) rồi tìm mối sang lại.

“Chắc gì chủ dự án cho mình chọn vị trí đẹp” - tôi nói. Chị trả lời ngay: “Yên tâm, chuyện đó tôi có kinh nghiệm, chỉ cần “quăng” cho giám đốc kinh doanh mỗi căn 5 - 10 triệu đồng là xong. Họ bán được số lượng lớn để “lập thành tích” lại được tiền mình chi riêng, dễ gì không chịu. Còn mình mua được vị trí tốt, so với mặt bằng giá họ tung ra thì mình bán cao hơn mỗi m² vài triệu đồng là dễ ợt!”.

Tôi nhẩm tính, chỉ chi phí “lót tay” vài triệu đồng cho mỗi căn (khoảng 100m²), trong khi bán lại cao hơn vài triệu đồng/m², tiền lời là cấp số nhân, nhưng vì trong túi chỉ có vài triệu đồng nên tôi đành dùng chiêu… hoãn binh. Tôi nói chưa đến hạn rút tiền, giờ trong túi chỉ có 50 triệu đồng, làm sao kiếm lời.

Chị “alô” và kêu tôi đặt cọc một lô đất, 7 ngày sau chung tiền. Tôi lo lắng, sau 7 ngày mà không tìm được người sang tay thì coi như tôi mất trắng (tiền cọc) số tiền lương dành dụm gần cả năm nay, vì không có lấy một đồng nào nữa để chồng tiếp tiền miếng đất.

Chị dự đoán thật tuyệt, chỉ mới 3 ngày giá đã tăng vùn vụt, buổi sáng ngày thứ ba là tăng 3 “dem” (tức 300.000 đồng/m²) - nhẩm sơ lô đất 120m² cũng đã lời 36 triệu đồng, chiều tăng lên thành 4 “dem”, lời gần 50 triệu đồng.

Chỉ cọc 50 triệu đồng mà 3 ngày lời gần gấp đôi. Tôi hồi hộp. Và chị đã nhanh chóng tìm được người bán lại lô đất với giá tăng đến 4 “dem”. Khách hẹn đặt cọc 100 triệu đồng. “Gia sư” của tôi nói: “Nhận cọc 30 - 40 triệu đồng thôi!”. “Người ta đặt càng nhiều càng yên tâm, sao lại nhận ít vậy chị!”, tôi hỏi.

Chị phân tích: “Tình hình giá đất tăng nhanh như thế này, nếu giá tăng vượt số tiền cọc 50 triệu đồng thì chủ đất sẽ không bán nữa, “thối cọc” và chấp nhận bồi thường gấp đôi tiền (50 triệu đồng). Nếu em nhận cọc của người ta đến 100 triệu đồng mà không có hàng giao, tức ngoài việc phải hoàn cọc, em phải đền thêm 100 triệu đồng nữa, trong khi em chỉ được đền 50 triệu đồng, như vậy là lỗ.

Vì thế, em nên nhận cọc của người ta ít thôi, để lỡ giá đất tăng, chủ đất không bán, mình nhận được 50 triệu đồng nhưng chỉ đền cho người đặt cọc mình 30- 40 triệu thì cũng còn lời vài chục triệu đồng…”. Quả là cao kiến, khiến tôi được mở tầm mắt.

Theo HÀN NI - HẠNH NHUNG/ Sài Gòn giải phóng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

TP.HCM dự kiến sẽ có khoản thu 52.599 tỉ đồng từ tiền sử dụng đất 9 dự án vừa được phê duyệt giá đất. Đây là mức thu tiền sử dụng đất 'khủng', khi các năm gần đây tiền sử dụng đất của cả TP chưa đạt 20.000 tỉ đồng cả năm.

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

Hà Nội miễn, giảm tiền thuê đất từ 15 - 30 năm đối với nhiều loại dự án

Các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, dạy nghề sẽ được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất.

Hà Nội miễn, giảm tiền thuê đất từ 15 - 30 năm đối với nhiều loại dự án

Vụ bao chiếm đất ở đặc khu Phú Quốc: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm

Liên quan vụ bà N.K.H. ở Dương Đông, đặc khu Phú Quốc có hành vi bao chiếm đất Nhà nước quản lý, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu lực lượng chức năng địa phương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Vụ bao chiếm đất ở đặc khu Phú Quốc: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Sau khi hợp nhất TP.HCM và Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục dùng bảng giá đất hiện hành của 3 địa phương tới hết năm 2025, sau đó sẽ ban hành bảng giá đất mới từ đầu năm 2026.

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Một phường ở Đà Nẵng công bố 3 đường dây nóng về an ninh, đất đai, xây dựng, giải quyết hồ sơ

Phường Quảng Phú, TP Đà Nẵng đã công bố đường dây nóng các lĩnh vực: an ninh, trật tự; đất đai, xây dựng và giải quyết hồ sơ.

Một phường ở Đà Nẵng công bố 3 đường dây nóng về an ninh, đất đai, xây dựng, giải quyết hồ sơ

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà

Đầu tháng 7, 6 hộ dân ở thôn An Lợi, xã Triệu Bình (Quảng Trị) đã nhận đất tái định cư sau hơn một năm sống tạm bợ trong trường học cũ do bị giải tỏa bởi dự án đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar