25/02/2022 14:46 GMT+7

Lương giáo viên mới ra trường 3 triệu đồng thì sao đủ sống?

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Giờ làm tăng, lương giáo viên thấp cùng với bất cập khi vừa thiếu 94.000 lại vừa thừa trên 10.000 giáo viên các cấp là những vấn đề đặt ra trong phiên giải trình được Ủy ban Văn hóa, giáo dục Quốc hội tổ chức sáng 25-2.

Lương giáo viên mới ra trường 3 triệu đồng thì sao đủ sống? - Ảnh 1.

Phiên giải trình diễn ra sáng 25-2 - Ảnh: THẾ ĐẠI

Tại phiên giải trình "Thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông", ông Nguyễn Đắc Vinh - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội - chủ trì phiên chất vấn; ông Nguyễn Kim Sơn - bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo, và bà Phạm Thị Thanh Trà - bộ trưởng Bộ Nội vụ - trực tiếp trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Lấy học phí để bù đắp lương cho giáo viên: Nên hay không?

Đại biểu Nguyễn Minh Ánh đặt vấn đề: Hiện có khoảng 50% giáo viên trên cả nước chỉ nhận được mức lương 5-6 triệu đồng/tháng. Những giáo viên có thâm niên cũng chỉ nhận 9-10 triệu đồng/tháng, còn giáo viên trẻ mới ra trường, lương 3 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy, liệu có thể duy trì động lực để giáo viên gắn bó với nghề?

Bà Ánh nhắc lại quan điểm "Lương giáo viên cần xếp cao nhất trong thang bảng lương" nhưng hiện tại những thay đổi sắp tới sẽ khiến giáo viên không còn các phụ cấp như đã được hưởng, điều giáo viên cả nước mong đợi là khi nào lộ trình cải tiến tiền lương cho giáo viên được thực hiện?

Đại biểu Thái Thị Thu Sương lại dẫn chứng tình trạng phổ biến hiện nay giáo viên mầm non phải làm việc từ 10-12 tiếng/ngày. Họ phải đến rất sớm để đón trẻ và về rất muộn sau khi hoàn tất nhiều công việc. So với quy định về giờ lao động nói chung, giáo viên mầm non đã phải làm tăng giờ thường xuyên, nhưng lương thì thấp. Vậy phải có chính sách gì để hỗ trợ?

Trao đổi trực tiếp vào câu hỏi của các đại biểu, bà Phạm Thị Thanh Trà - bộ trưởng Bộ Nội vụ -cho biết những khó khăn khách quan khiến nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách chính sách tiền lương chưa được thực thi, nhưng để giải quyết khó khăn trước mắt, hai bộ cần có phối hợp chặt chẽ để tính toán điều chỉnh mức phụ cấp đối với giáo viên.

"Trong tình huống có nhiều khó khăn thì nên chọn một đối tượng ưu tiên trước là giáo viên mầm non để điều chỉnh phụ cấp. Nhưng cần tính toán để khi triển khai nghị quyết 27 không bị sai lệch nhiều, cả về mức trần và các phụ cấp theo lương" - bà Trà nói.

Theo bà Trà, mặt bằng lương viên chức không cao, đây là tình trạng chung, nhưng giáo viên là đối tượng lao động trí óc, liên quan tới giáo dục con người nên phải xem xét ở khía cạnh lao động đặc thù.

Bà Trà gợi ý hướng đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa, cụ thể là tạo điều kiện để chuyển các cơ sở công lập sang ngoài công lập, tự chủ tài chính, giảm bớt số người hưởng lương từ ngân sách.

Cùng với đó, khi triển khai nghị định 81 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí, những khu vực kinh tế phát triển thuận lợi có thể nâng mức thu 2-5 lần, phù hợp với mức tăng của giá cả thị trường, trích nguồn thu từ đó để bù đắp một phần khó khăn về lương.

Về ý kiến bà Trà, đại biểu Lê Thu Nguyệt cho rằng đối với bậc mầm non, tiểu học không hợp lý khi thúc đẩy xã hội hóa vì đây là đối tượng phổ cập giáo dục cần Nhà nước đầu tư. Bà Nguyệt cũng cho rằng không thể tăng học phí để bù đắp lương cho giáo viên.

Trao đổi lại về ý kiến này, bà Phạm Thị Thanh Trà cho rằng bên cạnh giải pháp căn cơ, cần những giải pháp trước mắt và hoàn toàn có thể thực hiện việc lấy phần tăng thêm ở nguồn học phí để hỗ trợ cho giáo viên trong nhóm đối tượng cần được ưu tiên.

Bà Trà đề nghị sắp tới Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - đào tạo cần ngồi với nhau để đánh giá tổng thể việc thực hiện chính sách với nhà giáo, từ mầm non đến phổ thông, để thấy rõ những mặt hạn chế, bất cập làm cơ sở để triển khai chính sách mới, vì tới đây việc đổi mới trả lương theo vị trí công việc là thay đổi quan trọng. Trong đó, cần xem xét tính toán có điều chỉnh, bổ sung chế độ hỗ trợ cho nhóm đặc thù là mầm non.

Lương giáo viên mới ra trường 3 triệu đồng thì sao đủ sống? - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại phiên giải trình - Ảnh: THẾ ĐẠI

Thiếu 94.000 giáo viên nhưng sẽ phải giảm 45.000 biên chế

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục - đào tạo, hiện đang tồn tại tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số môn học, cấp học, địa phương. Theo đó, căn cứ quy định về định mức số giáo viên/lớp, số lượng giáo viên của các cấp học, ngành giáo dục đang thừa 10.178 giáo viên, nhưng lại thiếu đến 94.714 giáo viên, từ mầm non đến THPT.

Lý do thừa, thiếu giáo viên được Bộ Giáo dục - đào tạo phân tích từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân liên quan tới tăng dân số cơ học, tình trạng di dân và cả yêu cầu mới đối với giáo dục các cấp.

Về điều này, bà Phạm Thị Thanh Trà đề nghị Bộ Giáo dục - đào tạo cần hoàn thiện xây dựng chiến lược tổng thể phát triển giáo dục mầm non, phổ thông theo tinh thần nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ đó, mới có thể hình dung về nhu cầu nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên để có lộ trình.

Đồng thời, vẫn phải rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường học theo tinh thần nghị quyết 19 của trung ương: Xóa điểm trường lẻ, thiết lập mô hình trường liên cấp để giảm biên chế sự nghiệp.

"Mặc dù con số thiếu giáo viên trên 94.000, nhưng Bộ Nội vụ chỉ duyệt trên 65.000, trước mắt sẽ bổ sung trên 27.000 biên chế giáo viên. Tuy nhiên sẽ phải giảm 45.000 người hưởng lương ngân sách trong ngành giáo dục. Đó là hai mặt của vấn đề cần phải giải quyết" - bà Trà cho biết.

Theo bà Trà, việc thực hiện nghị định 19 NQ/TW cũng không cào bằng cơ học, nơi khó khăn thì tỉ lệ giảm ít, nhưng có nơi chủ động giảm 20%, có bộ ngành yêu cầu giảm 50% vì tự chủ tốt.

Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng: Cần giải pháp tổng thể, lâu dài và bền vững để giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên, bởi nếu chỉ có một vài giải pháp sẽ rất khó giải quyết được.

Ngoài ra, đây cũng không chỉ là việc của ngành giáo dục mà cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương. Bộ trưởng nhận định nhu cầu về giáo viên sẽ ngày càng nhiều hơn, vì vậy sẽ cần ngay giải pháp cấp bách để giải quyết sớm vấn đề thiếu giáo viên.

Lời hứa tăng lương giáo viên - 15 năm, 4 đời bộ trưởng

TTO - Một giáo viên có mức lương và phụ cấp 2,1 triệu đồng vào năm 2009, đến năm nay giáo viên đó nhận được 7,8 triệu đồng. Tuy con số có tăng, đó vẫn là một mức lương không thể đủ sống.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar