23/02/2022 16:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Luật điện ảnh sửa đổi: 'Luật trước cấm có mấy dòng, giờ cấm cả trang!'

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Đó là lời thốt lên của đại biểu Phan Thanh Bình khi tham dự Hội nghị góp ý dự thảo Luật điện ảnh (sửa đổi) diễn ra tại TP.HCM sáng 23-2.

Luật điện ảnh sửa đổi: Luật trước cấm có mấy dòng, giờ cấm cả trang! - Ảnh 1.

Hội nghị nhận được nhiều góp ý của giới làm nghề về định hướng phát triển điện ảnh trong tương lai - Ảnh: MAI THỤY

Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích lấy ý kiến của các chuyên gia để hoàn thiện dự thảo Luật điện ảnh (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 5 tới.

Đông đảo đạo diễn, nhà sản xuất, đơn vị phát hành, đại diện các hiệp hội đã tham gia thảo luận. Trong đó, vai trò của Nhà nước đối với lĩnh vực điện ảnh nhận được nhiều ý kiến sôi nổi.

Góp tiếng nói trong hội nghị do Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội triển khai, đạo diễn Phan Đăng Di đánh giá lại hiệu quả việc đầu tư công cho điện ảnh.

"Tôi không biết trước khi sửa đổi luật chúng ta đã có khảo sát hiệu quả đầu tư tiền ngân sách đối với các tác phẩm điện ảnh làm nhiệm vụ chính trị chưa.

Nếu chúng ta có điều tra, nó sẽ cho ra một kết quả rất đáng lo ngại vì: Thứ nhất, hầu hết những tác phẩm này không xuất hiện trong đời sống nghệ thuật. Thứ hai là chúng cũng không làm được nhiệm vụ đi vào liên hoan quốc tế để giới thiệu văn hóa Việt Nam. Vậy chúng ta có nên hiểu lại khái niệm nhiệm vụ chính trị hay không?" - ông Phan Đăng Di gợi ý.

Luật điện ảnh sửa đổi: Luật trước cấm có mấy dòng, giờ cấm cả trang! - Ảnh 3.

Đạo diễn Phan Đăng Di cho rằng nhiệm vụ chính trị trong điện ảnh phải đặt mục tiêu phim Việt có tiếng nói trên thế giới lên hàng đầu - Ảnh: LINH ĐOAN

Đạo diễn của bộ phim Bi, đừng sợ! cho biết trong gần 1 năm làm thành viên của Hội đồng Thẩm định kịch bản, ông đã nhận được rất nhiều tác phẩm không thể đi xa được với tư duy rất cũ của những năm 1980.

"Nhiệm vụ chính trị hiện nay vốn chỉ tập trung vào các phim thiếu nhi, lịch sử, đồng bào dân tộc miền núi… Trong khi nguồn lực hẹp mà nhiệm vụ chính trị cũng hẹp như vậy thì chúng ta đã hạn chế rất nhiều trong việc thu hút các tài năng" - ông nói thêm.

Đồng ý với quan điểm phải nới rộng khái niệm nhiệm vụ chính trị, bà Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM, nhận định "chính trị phải bao hàm tất cả vấn đề của cuộc sống, nó bao hàm cả kinh tế, giáo dục, y tế, tôn giáo… thì không lý gì đặt người dân ở ngoài".

Sở dĩ "nhiệm vụ chính trị" nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu vì đi liền với thuật ngữ này là sự hỗ trợ của Nhà nước. Thuật ngữ càng hẹp, đồng nghĩa sẽ càng ít tác phẩm có cơ hội nhận được tài trợ từ ngân sách công và vô hình trung nền điện ảnh sẽ bị chết non từ trứng nước.

Tìm giải pháp cho câu chuyện này, PGS.TS Trần Luân Kim - nguyên chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - đề xuất thay vì tài trợ cho đề tài, Nhà nước nên tài trợ cho kịch bản.

"Để làm được một bộ phim, người ta phải có kịch bản. Qua kịch bản, chúng ta có thể kiểm tra được bộ phim đó tương lai như thế nào trong khi vẫn chưa bỏ tiền ra. Đó là cơ sở quan trọng".

Dù đã trải qua nhiều cuộc họp góp ý, các ý kiến nhìn nhận dự thảo luật hiện vẫn thiên về hướng quản lý, cấm đoán hơn là khuyến khích phát triển nền điện ảnh, đến mức ông Phan Thanh Bình - nguyên chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng - phải thốt lên: "Luật ngày càng cấm nhiều hơn, trước cấm có mấy dòng, giờ cấm cả trang giấy!".

Suốt buổi họp, các đại biểu đã thảo luận nhiều lần về điều 9 liên quan đến những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong điện ảnh. Điều này chứng tỏ các quy định của luật đang làm bối rối người làm nghề và chưa hoàn thiện cao dù đã sắp đáo hạn trình ra Quốc hội phê duyệt.

Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đỗ Lệnh Hùng Tú cho rằng quy định cấm tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân rất mơ hồ. Nếu bộ phim na ná nhân vật nào đó, người ta có quyền kiện thì nhà sản xuất, đạo diễn buộc phải ngưng phim lại.

"Điều này đã từng xảy ra ở một số hội liên hiệp văn học nghệ thuật của các địa phương. Học trò của tôi là hội viên của các hội này nhưng bị khai trừ chỉ vì tác phẩm văn học ấy, câu chuyện ấy giống với một đồng chí abc nào đó hoặc một lãnh đạo địa phương" - ông Hùng Tú kể.

Luật điện ảnh sửa đổi: Cần cởi trói nhiều hơn, bỏ ngay quy định 'hành' doanh nghiệp

TTO - Đó là ý kiến chuyên gia tại tọa đàm Luật điện ảnh (sửa đổi) với việc phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam chiều 15-10.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar