16/04/2021 09:34 GMT+7

Luật chồng chéo, trường cao đẳng vừa dạy vừa... run

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - 'Giáo dục nghề đòi hỏi phải ra được sản phẩm rõ ràng như cái áo, cái máy. Hiện nay đào tạo y khoa, chúng tôi phải vừa dạy vừa dỗ các cháu. Nghĩ đến khi các cháu ra trường, kê đơn thuốc cho mình mà run', một cán bộ trường cao đẳng y tế chia sẻ.

Luật chồng chéo, trường cao đẳng vừa dạy vừa... run - Ảnh 1.

Học sinh tìm hiểu về công tác tuyển sinh của Trường cao đẳng Y tế Hà Đông tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 - Ảnh: Trường cao đẳng Y tế Hà Đông

Từ khi 'chuyển nhà' về Bộ LĐ-TB&XH, các trường cao đẳng đào tạo ngành nghề đặc thù như y dược sống dở chết dở... Họ không chỉ bị "đứt gánh giữa đường" về tuyển sinh mà còn loay hoay trong mớ bòng bong các loại luật, không biết làm thế nào cho đúng.

Luật giáo dục nghề nghiệp chính thức có hiệu lực ngày 1-7-2015, quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng. Kể từ đó, hệ thống trường cao đẳng chính thức chuyển từ Bộ GD-ĐT về cho Bộ LĐ-TB&XH quản lý. 

Ba năm sau, Luật giáo dục ĐH sửa đổi, bổ sung năm 2018 được ban hành (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019) quy định các trình độ đào tạo của giáo dục ĐH bao gồm trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ, hoàn toàn không có bậc cao đẳng.

"Không quan trọng là hệ cao đẳng thuộc bộ nào quản lý, mà chỉ cần thống nhất cách quản lý nhà nước, cần một khung pháp lý thôi thì câu chuyện sẽ đơn giản hơn"

TS Lê Đông Phương

Chuẩn khác nhau

Trường cao đẳng Y tế Hà Đông và Trường cao đẳng Y tế Hà Nam sau khi về Bộ LĐ-TB&XH, theo quy định không còn mã ngành trong hệ thống giáo dục của Bộ GD-ĐT và không được xuất hiện trong quyển những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, nên công tác tuyển sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Trong vòng hai năm trở lại đây, Trường cao đẳng Y tế Hà Nam chỉ tuyển được 50 - 60%, Trường cao đẳng Y tế Hà Đông chỉ còn tuyển được 70 - 75% so với chỉ tiêu.

"Khi còn trực thuộc Bộ GD-ĐT, một mã ngành của chúng tôi được thiết kế khoảng 4.000 giờ. Còn về Bộ LĐ-TB&XH thì chúng tôi phải đồng bộ lại chương trình, chỉ còn 2.500 giờ. Đào tạo y dược rất khắt khe, vậy mà phải giảm cả thời gian dạy lý thuyết và thời gian thực hành, thật sự ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo" - một cán bộ phòng đào tạo Trường cao đẳng Y tế Hà Đông cho hay.

Một cán bộ ở Trường cao đẳng Y tế Hà Nam chia sẻ chuẩn của Bộ GD-ĐT và chuẩn của Bộ LĐ-TB&XH quá khác nhau, nên khi đồng bộ chương trình gặp rất nhiều trở ngại. 

"Chúng tôi rất khổ sở vì làm bài tập trên lớp, thảo luận trên lớp đối với đào tạo y khoa được coi là thực hành, thì với giáo dục nghề nghiệp lại không được coi là thực hành. Ví dụ chẩn đoán điều dưỡng, đưa ra được cách thức chăm sóc người bệnh (về mặt lý thuyết) cũng là sản phẩm đấy, nhưng đối với đào tạo nghề lại không coi là sản phẩm. 

Giáo dục nghề đòi hỏi phải ra được sản phẩm rõ ràng như cái áo, cái máy. Chưa bao giờ chất lượng đào tạo y khoa lại kém thế này, chúng tôi phải vừa dạy vừa dỗ các cháu. Nghĩ đến khi các cháu ra trường, kê đơn thuốc cho mình mà run" - vị này chia sẻ.

Rối vì... luật

TS Lê Đông Phương, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ĐH (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), cho biết câu chuyện quản phân khúc nào trong hệ thống giáo dục không phải là câu chuyện chỉ có ở Việt Nam. 

Có nước dùng ba bộ để quản lý lần lượt hệ thống giáo dục phổ thông; hệ thống trung cấp, cao đẳng; hệ thống ĐH. Tuy nhiên, họ có một luật thống nhất nên dễ quản lý. Còn Việt Nam đang bối rối vì có quá nhiều luật chồng chéo.

Ông Lê Đông Phương cho biết khi đưa hệ cao đẳng về Bộ LĐ-TB&XH quản lý, bộ này đã áp dụng cách quản lý giống hệt cách quản lý cơ sở dạy nghề hồi xưa, hệ cao đẳng đã được đồng bộ hóa theo hướng nặng về đào tạo lao động có kỹ năng. Trong khi về bản chất hệ cao đẳng gần với đào tạo trình độ ĐH, có hàm lượng học vấn và lý thuyết khá nhiều, đào tạo người học theo hướng đánh giá năng lực tư duy khác hẳn với đào tạo nghề.

"Cá nhân tôi cho rằng không quan trọng là hệ cao đẳng thuộc bộ nào quản lý, mà chỉ cần thống nhất cách quản lý nhà nước, cần một khung pháp lý thôi thì câu chuyện sẽ đơn giản hơn. Còn duy trì như hiện nay thì bản thân các đối tượng liên quan không thể nắm vững mình đang chịu sự quy định của khung pháp lý nào. Quy định hiện hành thậm chí còn làm vướng cho những ai có ý định cải cách tiếp theo" - TS Lê Đông Phương nói.

Kiến nghị đưa trở lại Bộ GD-ĐT

Trong kiến nghị gửi tới Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi tháng 3-2021, Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam đã dẫn tiêu chuẩn của UNESCO để khẳng định việc tách hệ cao đẳng ra khỏi bậc giáo dục ĐH để quy về một bậc học (bậc giáo dục nghề nghiệp) là trái ngược với thông lệ quốc tế.

Hiệp hội cho rằng đã có sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa cao đẳng nghề với cao đẳng chuyên nghiệp về mục tiêu đào tạo. Do đó, hiệp hội kiến nghị Quốc hội sớm điều chỉnh các luật về giáo dục (Luật giáo dục, Luật giáo dục ĐH, Luật giáo dục nghề nghiệp) theo các định hướng để đưa trình độ cao đẳng về trở lại bậc giáo dục ĐH; đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng chung một đầu mối với các cấp độ khác thuộc giáo dục ĐH, tức là về lại Bộ GD-ĐT.

Đại học, học viện cũng vướng

Như Tuổi Trẻ đã phản ánh, dù Luật giáo dục ĐH 2018 không cho phép nhưng năm 2021 Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội và Học viện Hàng không Việt Nam vẫn tiếp tục tuyển sinh hệ cao đẳng. Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, sau khi bị Bộ LĐ-TB&XH "tuýt còi" vì đào tạo trung cấp, năm nay tiếp tục xin được đào tạo hệ trung cấp trong khi chờ các bộ ngành tháo gỡ cơ chế.

Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật trung ương vừa mở thêm ngành piano, thanh nhạc cũng kiến nghị để được đào tạo trung cấp vì đặc thù của ngành nghệ thuật là phải tuyển các em từ lớp 6 vào học hệ trung cấp rồi đào tạo thẳng một lèo lên cao đẳng, ĐH.

Vụ trường cao đẳng tỉnh 'đại náo' TP.HCM: Bộ chờ sở báo cáo

TTO - Sở LĐ-TB&XH TP.HCM nói thẩm quyền cấp phép điểm đào tạo cao đẳng thuộc Bộ LĐ-TB&XH, trong khi bộ nói chờ sở báo cáo, kiến nghị để có hướng xử lý.

NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar