30/03/2015 12:29 GMT+7

​Lửa nghề sớm tắt

LÊ PHƯƠNG TRÍ
LÊ PHƯƠNG TRÍ

TT - Đọc bài “Cô giáo bốn lần đi xin lỗi học trò” và bài “Khi giáo viên cũng bị bạo hành” trên báo Tuổi Trẻ, tôi lại nhớ đến cô C.. Trường hợp của cô còn oan ức, bức xúc hơn.

Em B. là học sinh từ nơi khác chuyển về, được vào học lớp cô C.. Mọi người đều dễ dàng nhận thấy em có vẻ chậm chạp so với các bạn lớp 3 cùng trang lứa.

Ngay tuần đầu tiên vào học, mẹ cháu B. đã đến gặp cô C. kể về hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chỉ có hai mẹ con, chị phải buôn bán cả ngày, không có nhiều thời gian chăm sóc con và nhờ cô sau giờ học chiều (cháu B. học bán trú) chở cháu về nhà cho ăn uống giúp và dạy thêm cho cháu luôn, học thêm xong phụ huynh sẽ đến rước.

Là cô giáo trẻ, độc thân, thương học trò và hoàn cảnh của phụ huynh nên cô đồng ý. Chiều nào cô C. cũng chở B. về nhà tắm rửa, cho ăn uống rồi dạy thêm cho cháu. Dạy thêm xong là 7g tối nhưng ngày nào cũng đến 8g, có khi 9g tối vẫn không thấy phụ huynh đón, cô phải điện thoại gọi thì phụ huynh mới đến rước.

Hơn hai tháng như thế, dạy thêm xong muốn đi đâu làm gì cũng không được vì cô phải chờ phụ huynh đến đón. Cô nhắc nhở thì mẹ cháu B. nói mong cô thông cảm vì quá bận. Đã thế, tiền học thêm thì phụ huynh đóng cho cô, còn tiền ăn chiều phụ huynh cứ làm lơ mà cô lại ngại nhắc.

Một tuần gia đình có việc, ra về cô không về nhà mình ngay. Cô C. nói với B. rằng không thể chở cháu về nhà mỗi chiều được nữa, nếu học thêm thì bảo mẹ phải đến trường đón rồi đưa đến nhà cô. Hôm sau B. nghỉ học, mẹ cháu gọi đến báo rằng cháu ăn cắp tiền của mẹ để “cống nạp” cho một bạn ở lớp, nhờ cô truy xét giúp.

Cô giáo truy tìm mọi cách nhưng không một bằng chứng nào, không một học sinh nào biết chuyện ấy. Mẹ em B. liên tục gọi điện cho cô, yêu cầu cô xử lý, cô trả lời không xử được vì không đủ chứng cứ. Và em học sinh bị cho là trấn lột bạn lại là học sinh ngoan hiền mà cả trường đều biết.

Sau đó bất ngờ, mẹ cháu B. đến trường kiện cô C. với những lý do: ép cháu B. học thêm, đánh vào đầu cháu, chửi mắng cháu mỗi ngày dẫn đến cháu bị khủng hoảng tâm lý phải đi bác sĩ tâm lý điều trị, cháu học bán trú cả ngày mà cô không giáo dục được để cháu ăn cắp tiền...

Cô C. sửng sốt trước những lời tố cáo. Nhà trường tìm hiểu và thấy rằng nội dung thưa kiện của phụ huynh là không chính xác nhưng theo nguyện vọng của phụ huynh, nhà trường đã chuyển cháu sang lớp khác. Mẹ cháu B. vẫn không chấp nhận, tiếp tục kiện lên phòng giáo dục. Sự việc kéo dài vì đến đâu mẹ cháu B. cũng nhất quyết là mình nói đúng sự thật.

Cuối cùng, dù rất thông hiểu hàm oan của cô C. nhưng cô vẫn bị xử lý cắt thi đua năm học vì dạy thêm trái với quy định của ngành và có gõ đầu cháu một cái khi cháu lơ đễnh không tập trung trong giờ học.

Sau sự việc đó, cô B. tâm sự: “Bây giờ, mỗi lần tiếp xúc với phụ huynh tôi luôn có cảm giác không an tâm, sợ gặp phải người như mẹ em B.. Tôi chán cái bạc bẽo của nghề giáo quá rồi!”.

Từ ngày ấy, cô luôn đến lớp với vẻ buồn buồn và không còn nhiệt tình như xưa, phải chăng lửa nghề của cô đã sớm tắt qua sự việc đã xảy ra. Với những phụ huynh không trung thực, “cá biệt” như thế, liệu đứa trẻ như B. có phát triển được một cách bình thường không?

Các giáo viên dạy cháu có thể an tâm giảng dạy không? Ai sẽ bênh vực các thầy cô trong những trường hợp như vậy vì khi giải quyết những cái tình nhiều uẩn khúc thì ai thấu hiểu? Giáo viên thật sự quá áp lực trước công việc và cả trong xử lý các tình huống với học sinh.

Cô giáo bốn lần (TT ngày 26-3):

Bạn đọc Tuổi Trẻ đã vực dậy niềm tin cho tôi

Sau khi bài viết đăng và nhận được nhiều chia sẻ của bạn đọc, chúng tôi đã đến nhà cô T.B., nhân vật trong bài “Cô giáo bốn lần xin lỗi học trò”. Cô đang đút cho đứa con đã 6 tuổi ăn nhưng trí não vẫn là một đứa con nít, dỗ mãi bé mới ăn được hơn nửa chén cơm.

Cô B. tâm sự từ lúc bé ra đời đến nay, hai vợ chồng phải luôn thay nhau túc trực chăm sóc, nhà trường hiểu rõ hoàn cảnh nên xếp cho cô dạy một buổi. Còn chồng cô làm việc bán thời gian để có thời gian thay vợ chăm con.

Khi biết có rất nhiều bạn đọc quan tâm chia sẻ, cô B. vui ra mặt, cô nói: “Tôi không ngờ có nhiều người đồng cảm, an ủi. Tôi rất biết ơn tấm lòng bạn đọc của báo đã vực dậy niềm tin cho tôi”. Mặc dù sự việc đã tạm lắng nhưng đã trở thành vết thương trong lòng, cô tự dặn lòng sẽ không để sự việc tương tự xảy ra.

T.TRANG

LÊ PHƯƠNG TRÍ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar