10/10/2021 12:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lớp học trực tuyến liên tục bị người lạ vào phá, chiếm quyền kiểm soát

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Một số lớp học online ở các trường đại học bị người lạ vào phá, vẽ bậy lên màn hình, đổi tên sinh viên, nói bậy, chửi nhau. Thậm chí họ còn đẩy giảng viên ra khỏi phòng, chiếm luôn vai trò chủ trì.

Lớp học trực tuyến liên tục bị người lạ vào phá, chiếm quyền kiểm soát - Ảnh 1.

Buổi học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin của giảng viên H. - Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM - bị nhóm người lạ vào phá, vẽ bậy lên màn hình - Ảnh: H.C.

Sinh viên một số trường đại học tại TP.HCM bức xúc việc lớp học liên tục bị người lạ vào phá, không thể học được. 

Phá lớp, chiếm quyền kiểm soát

Ngày 9-10, buổi học online trên ứng dụng Zoom môn kinh tế chính trị Mác - Lênin của giảng viên H. - Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM - bị 5-6 người lạ vào phá. Nhóm này vẽ bậy lên màn hình, chửi tục, chia sẻ video clip. Đỉnh điểm là nhóm này chiếm quyền kiểm soát lớp học của giảng viên, đẩy giảng viên ra khỏi lớp học.

Một sinh viên cho biết lớp hơn 80 người, nhưng có nhóm người lạ vô, lớp có đến 91 thành viên. "Khi nhóm này ăn nói tục tĩu, tôi đã phải thoát khỏi lớp học. Mấy chục sinh viên và thầy bị ảnh hưởng, cả buổi không học được gì. Qua nói chuyện thì nhóm này là học sinh THPT".

Tương tự, một số lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM trên nền tảng Zoom cũng bị một nhóm "trẻ trâu" vào phá. Một sinh viên cho biết nhóm này vô bật tiếng Huấn Rose, bà Phương Hằng đến Lộc Fuho.

Nhóm này còn đổi tên các thành viên trong lớp, liên tục bấm biểu tượng giơ tay cho giảng viên gọi tên, làm nhiễu lớp học. "Tiền đóng học phí là không ít. Các bạn không muốn học hãy xin nghỉ để người khác học. Chưa kể lại là môn chuyên ngành nữa" - sinh viên bức xúc nói.

Ở một lớp học khác, một nhóm người lạ cũng vào lớp học chửi thề, chia sẻ video clip ca nhạc, vẽ bậy lên màn hình… Thậm chí có người còn cố tình đổi tên cho giống với tên sinh viên trong lớp rồi phát biểu bậy bạ khiến sinh viên thật bị ảnh hưởng.

Không chỉ các lớp học, ngay cả một số hội thảo cũng bị người lạ vào phá đám. Ông Thái Doãn Thanh - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM - cho biết khi tham gia một hội thảo khoa học thuần túy mới đây, một nhóm người lạ cũng vào phát biểu bậy bạ, chửi thề, chia sẻ màn hình các hình ảnh, video clip không liên quan làm hội thảo bị gián đoạn khá lâu để ban tổ chức xử lý.

Soát kỹ người vô lớp

Không chỉ bức xúc với những người lạ vô phá lớp học, nhiều sinh viên cũng bày tỏ sự thiếu ý thức của một số sinh viên trong lớp. Theo một sinh viên, mã lớp học và mật khẩu giảng viên gửi cho sinh viên qua email cá nhân. Có thể do vô tình hoặc cố ý, một sinh viên trong lớp đã chia sẻ thông tin với người ngoài, khiến cho người lạ có thể dễ dàng vô lớp.

Trong khi đó, cách tổ chức lớp học, kiểm soát người vào lớp của giảng viên, người điều hành chưa tốt cũng khiến tình trạng này diễn ra. Một sinh viên cho biết có giảng viên chỉ tạo lớp học không mật khẩu, khiến người lạ dễ xâm nhập. Có giảng viên yêu cầu cách đặt tên bao gồm mã số sinh viên và tên, cô kiểm tra đúng mới duyệt cho vào lớp, không đúng phải ở phòng chờ.

Ông Thái Doãn Thanh cho biết lớp học bị người lạ phá một phần do kỹ năng của giảng viên. Theo ông Thanh, giảng viên là người quản trị lớp học, cần có kỹ năng và kỹ thuật để quản trị lớp. Không thể để cho sinh viên quá nhiều quyền vì khi đó, họ có thể chiếm quyền kiểm soát của người chủ trì.

"Lớp học cần có mật khẩu, và việc xét duyệt vào lớp cần được kiểm soát kỹ. Giảng viên nên khóa quyền chia sẻ màn hình, bật micro, chỉ khi nào giảng viên cho phép sinh viên mới được bật micro phát biểu. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng phá lớp học cố ý hoặc vô tình. Chúng tôi sẽ lưu ý giảng viên các vấn đề này để hạn chế tình trạng lớp học bị người lạ vô phá" - ông Thanh cho biết.

Ông Bùi Kim Hiếu - trưởng khoa luật Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM - cho biết trường mua bản quyền một số ứng dụng như Zoom, Microsoft Teams để dạy trực tuyến. Tuy nhiên, ứng dụng Zoom dễ bị người lạ đột nhập hơn do tính bảo mật kém hơn.

Theo ông Hiếu, muốn vào lớp học bằng Microsoft Teams, sinh viên phải đăng nhập bằng email được trường cung cấp cho sinh viên. Như vậy, tính bảo mật và nguy cơ người lạ vô lớp sẽ ít hơn rất nhiều. 

Zoom dù mua bản quyền tính bảo mật cao hơn bản dùng miễn phí nhưng người lạ vẫn dễ xâm nhập. Giảng viên cũng cần đặt mật khẩu và duyệt người vô lớp dựa trên danh sách cụ thể chứ không nên chỉ phụ thuộc vào sự tự giác và ý thức của người tham gia.

3 bước kiểm soát lớp học, hội thảo trực tuyến

Ông Hiếu cho biết trong một hội thảo cấp quốc gia gần đây qua nền tảng Zoom cũng có tình trạng người lạ vào phá, chia sẻ video clip, hình ảnh bậy bạ. Ông cho rằng cần có sự chuẩn bị trước để kiểm soát và quản trị lớp học hiệu quả. Hội thảo mới đây do khoa tổ chức đã được kiểm soát tốt, không có người lạ vô.

Đầu tiên, cần kiểm duyệt người vào lớp, hội thảo thông qua việc đăng nhập, vào phòng chờ để được xét duyệt. Tiếp theo, căn cứ trên danh sách khách mời, ban tổ chức xem xét cụ thể nếu đúng mới cho vào phòng hội thảo.

Trong phòng, người quản trị khóa các chức năng chia sẻ màn hình, phát biểu, chỉ thực hiện các thao tác này khi được người chủ trì cho phép.

Học trực tuyến sinh viên vẫn phải 'kính thưa' đủ loại phí trên trời dưới đất

TTO - Ngoài học phí, bảo hiểm, rất nhiều khoản lệ phí được các trường đại học thông báo cho thí sinh trúng tuyển phải đóng khi nhập học dù đang học trực tuyến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar