17/11/2024 16:25 GMT+7

Lớp học 'mặn chát' giọt mồ hôi của gió biển

Ngoài câu chuyện tình yêu đôi lứa, tình yêu biển đảo và những đứa trẻ đáng yêu của lớp học là động lực lớn thôi thúc cô giáo trẻ quyết tâm ra Thổ Châu dạy học.

Cô giáo trẻ trên hòn ngọc Tây Nam - Ảnh 1.

Cô Huyền và những học sinh trên đảo Thổ Châu - Ảnh: AN VI

Chúng tôi đến Thổ Châu (Kiên Giang) trong những ngày biển lặng, hòn đảo hiện ra như một viên ngọc long lanh giữa biển trời Tây Nam của Tổ quốc. 

Thổ Châu biển đẹp, sóng xanh, hệt như câu chuyện của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Ngọc Huyền và trung úy Cao Xuân Tuấn.

Vừa cập bến tàu, tụi con nít ở xóm chài ùa ra mừng người lạ. Những đứa trẻ chỉ vừa lên 4, lên 5 lễ phép: "Dạ con chào cô chú"; "Dạ cô chú đi chơi ở đâu dạ cô chú?"…

Mở lời là dạ, ngớt lời các em lại gật đầu chào rồi ùa vào sân trường với cô giáo của mình. 

Quê Quảng Bình, cô Huyền cùng chồng đến hòn đảo xinh đẹp này khi vừa cưới nhau vào năm 2022. Thổ Châu cũng được xem là nơi mà đôi vợ chồng trẻ bắt đầu tuần trăng mật... đặc biệt của mình.

"Anh Tuấn làm nhiệm vụ ở trạm ra đa trên đảo. Cưới xong là tụi em chuyển ra đây công tác luôn. Vậy cũng vui, ngày nào hai vợ chồng cũng được gặp nhau", cô Huyền chia sẻ.

Ngoài câu chuyện tình yêu đôi lứa, tình yêu biển đảo cũng là động lực lớn thôi thúc cô giáo trẻ quyết tâm ra Thổ Châu dạy học. 

Cô giáo trẻ trên hòn ngọc Tây Nam - Ảnh 4.

Ngoài tình yêu đôi lứa, tình yêu biển đảo và yêu nghề là động lực khiến cô giáo trẻ gắn bỏ với xã đảo Thổ Châu - Ảnh: AN VI

"Ba mẹ tôi sợ con đi xa, đặc biệt là ở nơi biển khơi sóng gió này. Nhưng tôi đã rất quyết tâm.

Thứ nhất tôi đi để san sẻ cùng chồng. Thứ hai tôi hiểu là người giáo viên, dạy ở đâu cũng như nhau cả. Đặc biệt là trẻ em ở những vùng tiền tiêu Tổ quốc lại cần những giáo viên như mình hơn. 

Vì thế tôi xem đây là một cơ hội để được cống hiến", cô Huyền tâm sự.

Từ Trường tiểu học Thổ Châu nơi cô Huyền dạy, phóng tầm mắt ra là màu xanh óng ánh của biển trời Tây Nam. Nơi chân đảo là các nhà bè nuôi cá, cũng là nơi các em học sinh ở đây đang sinh sống. 

Trường tiểu học nhưng vẫn có thêm ba lớp: mầm, chồi, lá để trẻ em trên đảo được tiếp xúc với con chữ từ sớm, cũng là một cách để ba mẹ các em an tâm làm việc khi gửi con đến trường mỗi ngày.

Cô Huyền phụ trách lớp mầm, lứa tuổi trẻ con rất hiếu động. Song theo cô, trẻ em trên đảo rất ngoan và được thầy cô chú trọng rèn luyện sự lễ phép. 

Dáng người nhỏ nhắn, chẳng cần phải nghiêm nghị, cô giáo trẻ chỉ cần cười và nói là cả lớp nghe theo răm rắp. 

"Tôi và chồng cũng được một cháu năm nay lên 2 tuổi. Nuôi con ở nơi đảo xa nên tôi hiểu được những khó khăn của trẻ em nơi đây. Thực tế đó càng khiến mình yêu mến các con hơn", cô Huyền nói.

Ngôi trường này cũng còn thiếu thốn so với nhiều ngôi trường trên đất liền.

"Buổi sáng ở đây chúng tôi dùng máy nổ để cấp điện cho lớp học. Còn buổi chiều không có điện phải đưa tụi nhỏ ra ngoài để học các môn ngoại khóa. 

Nhiều khi nắng nóng thấy thương tụi nhỏ lắm", cô Huyền bày tỏ.

Lớp học 'mặn chát' giọt mồ hôi của gió biển - Ảnh 4.

Buổi chiều không có điện, cô trò sẽ ra ngoài sân để học - Ảnh: AN VI

Nhìn cô chăm bẵm cả đám trẻ ngoài hành lang lớp học khi cúp điện, rồi khẽ lau những giọt mồ hôi mặn chát bởi gió biển trên gương mặt học sinh vùng tiền tiêu mới thấy được tình yêu của cô giáo trẻ dành cho các con. 

Cô Huyền thừa nhận lúc đầu mới về đây rất bỡ ngỡ, nhất là còn xa lạ với mọi người trên đảo. Nhưng theo cô, tình yêu biển đảo quê hương đã kết nối những giáo viên nơi đảo xa như cô trở nên bền chặt hơn.

Hỏi về gia đình, cô giáo trẻ đỏ hoe mắt: "Nhớ chứ sao mà không nhớ được, nhưng ở đây riết cũng quen. Với lại trên đảo cũng có mạng, tôi có thể gọi về hỏi thăm gia đình bất kỳ lúc nào".

Chỉ vào tấm ảnh gia đình trong điện thoại, cô Huyền nói mỗi năm mình chỉ về thăm nhà một lần vào dịp hè vì từ Thổ Châu về quê rất xa. 

"Tết tôi không về vì thời gian nghỉ khá ngắn, hai vợ chồng quyết định ở lại đón Tết cùng bà con xã đảo luôn", cô Huyền chia sẻ. 

Và cô giáo trẻ lại càng thêm gắn bó với những học trò còn nhiều khó khăn ở Thổ Châu.

TP.HCM hoàn thành hải trình mang tình yêu đến biển đảo tây nam Tổ quốc

Sáng 16-11, đoàn đại biểu TP.HCM đã về đến cảng Lữ đoàn 125 hải quân (TP Thủ Đức, TP.HCM), khép lại hành trình hướng về biển đảo phía tây nam của Tổ quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Người dân và bộ đội biên phòng đã cứu thành công hai cậu cháu tắm biển Liên Chiểu, Đà Nẵng. Cách đây hai ngày khu vực biển này cũng từng xảy ra đuối nước làm hai người tử vong.

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Bị chập điện, du thuyền neo trên sông Vàm Cỏ Tây ở khu vực bến tàu Tân An, Long An bốc khói nghi ngút. Vì sao du thuyền này gần nửa năm nay chưa hoạt động?

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Nhiều bạn đọc là phụ huynh học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều), TP Cần Thơ bức xúc phản ánh về tình trạng vứt rác bừa bãi quanh cổng ngôi trường này từ nhiều năm qua.

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Lực lượng chức năng đã làm việc với người đàn ông có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở bãi đá ven biển, gần khu vực danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Một ô tô và hai xe máy đi qua tuyến đường chưa được nghiệm thu tại Tây Ninh thì bất ngờ bị sụt lún đường dẫn tới hư hỏng và người bị thương, ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar