12/07/2017 11:21 GMT+7

Lớp 40 học sinh, có 36 giỏi, xuất sắc!

HỒNG LAM SƠN
HỒNG LAM SƠN

TTO - Nghe anh kể lại “thành tích” trên của lớp con đang học mà tôi cứ buồn cười. Con mình học giỏi, lại là xuất sắc nữa thì phải mừng lắm chứ. Nhưng anh lại nói cảm thấy buồn, không vui lắm, vì con đạt loại giỏi cuối năm lớp 2 này!

“Lúc đầu, nghe cháu về báo lại, khoe bảng điểm, tôi khá ngạc nhiên và rất mừng vì sự tiến bộ của con, nên quyết định sẽ đi dự lễ tổng kết cuối năm theo thư mời của cô chủ nhiệm” - anh kể. Bước vào lớp anh đã thấy đông đảo phụ huynh ngồi kín chỗ. Trong lúc chờ đợi, anh hỏi thăm mấy người ngồi xung quanh việc học hành của các cháu thì biết được cháu nào cũng giỏi, cũng xuất sắc...

Cả lớp có 40 cháu, thì có tới 36 cháu giỏi, xuất sắc; chỉ còn lại 4 cháu đạt tiên tiến. Cả trường tìm không ra một học sinh xếp loại trung bình. Có lớp giỏi, xuất sắc 100%. Chỉ riêng phần đọc tên lên nhận thưởng phải có ba, bốn thầy cô thay nhau đọc vì danh sách dài quá!

Theo anh, qua một buổi dự tổng kết cuối năm của trường con học đã thấy cái “bệnh thành tích” của trường lớp sao mà quá nặng. Không phải như ngày xưa, một lớp 50 học sinh thì may ra chỉ có vài ba người đạt loại giỏi; mươi người khá, và còn lại là trung bình; thậm chí có bạn còn phải ở lại lớp vì thiếu điểm. Học sinh bây giờ hầu như không bị lưu ban, cuối năm cứ lùa lên lớp hết.

Thằng con anh thì anh rõ như lòng bàn tay. Nó có thuộc loại giỏi giang gì đâu! Theo đánh giá sát thực của anh, cháu chỉ thuộc loại khá thôi, nhưng chắc trong trường “chiếu cố” gì đó, hay do “lập thành tích” chào mừng xyz nên cháu được xếp loại “xuất sắc”.

Kết quả này anh không vui là phải, vì không đúng lực học của con mình. Hơn nữa, cả lớp gần như giỏi, xuất sắc hết thì đâu còn động lực cho học sinh phấn đấu, vì ai cũng... hoàn hảo rồi. Nếu thật sự học sinh của chúng ta “giỏi” như vậy thì tại sao càng lên lớp trên, cấp học trên thì không phát huy được, mà tỉ lệ giỏi cứ hao hụt dần?

Phải chăng chúng ta cần xem xét lại, bỏ việc quy định các loại “chỉ tiêu” - phải đạt bao nhiêu phần trăm giỏi, xuất sắc; bao nhiêu phần trăm khá, và không để học sinh ở lại lớp! Từ “chỉ tiêu” này lại liên quan tới việc xét thi đua cuối năm của giáo viên: ai không đạt được chỉ tiêu đưa ra từ đầu năm học thì không được bình chọn các danh hiệu thi đua...

Đừng để phụ huynh phải buồn và suy tư đủ chuyện, khi con em của họ đạt loại giỏi, xuất sắc như câu chuyện trên đây.

HỒNG LAM SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Ông Trần Lưu Quang - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương - nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình hợp tác '3 nhà' (nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhỏ gọn, thông minh và đầy thử thách, những chiếc xe mô hình tại sân chơi kỹ thuật năm nay đã tạo nên một đường đua 'nóng' từ công nghệ đến chiến thuật.

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Phụ huynh thắc mắc việc đăng ký vào trường tiên tiến hội nhập ở Gò Vấp

Hôm nay 24-5 là ngày đầu tiên đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù ở TP.HCM. Nhiều phụ huynh phản ánh họ không thể đăng ký được vào các trường tiên tiến hội nhập ở quận Gò Vấp.

Phụ huynh thắc mắc việc đăng ký vào trường tiên tiến hội nhập ở Gò Vấp

Cơ hội việc làm từ doanh nghiệp đa quốc gia tại HUTECH International Job Fair

‘HUTECH International Job Fair 2025 có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa.

Cơ hội việc làm từ doanh nghiệp đa quốc gia tại HUTECH International Job Fair

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23-5 tuyên bố Đại học Harvard sẽ phải thay đổi cách làm việc, và cho rằng sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản.

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Hãng tin AFP tìm gặp nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư Hoàng Xuân Sính, người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1975.

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar