03/12/2013 02:20 GMT+7

Lồng ghép giữa nhà chống bão và lũ

HỮU KHÁ ghi 
HỮU KHÁ ghi 

TT - Thời gian vừa qua, Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng triển khai thí điểm xây dựng nhà chống lũ cho người dân 14 tỉnh khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Hiện chương trình này đã triển khai ở bảy tỉnh với 689 căn nhà. Qua khảo sát trong các cơn lũ vừa qua, hầu hết các nhà chống lũ này đều phát huy hiệu quả rất tốt, người dân yên tâm khi có bão lũ đến. Tuy nhiên, mô hình nhà chống lũ do Bộ Xây dựng triển khai cũng đang có ý kiến khác nhau.

Đối với chương trình này, Chính phủ hỗ trợ mỗi hộ 10 triệu đồng, cho vay thêm 15 triệu đồng và người dân tự huy động từ các nguồn khác để xây căn nhà khoảng 20m2 với giá độ 40 triệu đồng. Tuy nhiên, vừa rồi có ý kiến đề xuất hỗ trợ tăng thêm để xây nhà kiên cố hơn, khoảng 60 triệu đồng/căn.

Theo tôi, vấn đề hiện nay là chọn mô hình như thế nào cho hợp lý. Chúng ta không nên áp đặt mô hình xây một cái chòi hay một kiến trúc nào khác, nhưng chúng ta phải hướng dẫn cho dân kỹ thuật làm thế nào để đảm bảo chống lũ và chịu được bão. Vấn đề này tôi nghĩ chắc là Bộ Xây dựng cũng đang có phương án cụ thể.

Với người dân miền Trung, thời gian qua cũng đã có nhiều tổ chức giúp xây nhà kiên cố chống bão lũ. Như ngôi nhà thích nghi vùng bão do Tổ chức Hội thảo phát triển Pháp - Development Workshop France (DWF) - tài trợ ở Thừa Thiên - Huế. Cách tiếp cận của tổ chức này rất hay, vừa hỗ trợ vừa cho vay cũng như yêu cầu hướng dẫn kỹ thuật kỹ lưỡng. Sáng kiến xây dựng mô hình nhà chống bão này sau đó được giải thưởng của Liên Hiệp Quốc. Còn đối với TP Đà Nẵng, thông qua hội phụ nữ, một tổ chức khác cũng đã giúp dân xây nhà chống bão rất phát huy hiệu quả trong cơn bão số 11 vừa rồi.

Thực tế trong những năm qua tại miền Trung cũng có nhiều chương trình xây nhà cho người dân nhưng tách ra nhà chống bão riêng, nhà chống lũ riêng. Nhà chống bão thì tập trung xây dựng giúp dân ở khu ven biển, còn nhà chống lũ thì theo tiêu chí xây dựng nơi ngập sâu 1,5m và hộ gia đình đó chưa có nhà kiên cố.

Hiện nay đối với lũ, chúng ta phải đánh giá tình hình ngập mức độ ngày càng cao. Có đánh giá chính xác để làm cơ sở cho người dân làm nền nhà cao hơn mức lũ.

Hiện nay không nhất thiết phải cố định một mô hình là xây chòi chống lũ vì kiến trúc xây dựng nhà cửa còn liên quan đến phong tục tập quán, kiến trúc phong cảnh văn hóa làng quê Việt. Nhà nước chỉ nên hỗ trợ khuyến cáo kỹ thuật để dân làm theo với giá cả, vật liệu phù hợp.

Chúng ta phải nghĩ rằng xây nhà chống lũ không phải chỉ bảo vệ tính mạng người dân mà nó còn là nơi bảo vệ con trâu, của cải của người dân nữa. Chúng ta xây sao mà khi có lũ đến người già cũng có thể tự lên được, người dân vận chuyển trâu bò, tài sản lên cũng dễ dàng. Vừa rồi có mô hình ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) người ta đưa được trâu bò lên nhà chống lũ không mất con nào. Với loại nhà này chúng ta phải kết hợp, lồng ghép giữa chống bão và lũ. Nhà chống bão cũng không nhất thiết phải đổ mê tốn kém mà quan trọng là giằng chéo mái, kết cấu tường, trổ cửa ra sao.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

HỮU KHÁ ghi 

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Bộ Nội vụ nêu rõ căn cứ theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Thông tin đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, quốc lộ 13 gây kẹt xe triền miên (Tuổi Trẻ Online 28-6) đã nhận được nhiều phản hồi và gợi ý giải pháp từ bạn đọc.

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Phải nộp 4,5 tỉ để chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở, cách nào để bớt 'choáng váng' về thuế đất?

Một mảnh đất vườn 300m2 khi chuyển đổi sang đất ở tại tỉnh Nghệ An phải nộp gần 4,5 tỉ đồng tiền thuế, gây choáng váng. Giải phải nào?

Phải nộp 4,5 tỉ để chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở, cách nào để bớt 'choáng váng' về thuế đất?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar