06/08/2008 04:01 GMT+7

Lõm ngực mà không mổ, ảnh hưởng gì?

(Một số bạn đọc)
(Một số bạn đọc)

TT - Khi trẻ bị lõm ngực bẩm sinh mà không chỉnh sửa thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hiện thời và khi lớn lên? Tôi có em trai năm nay 20 tuổi cũng bị lõm lồng ngực. Xin cho biết ở độ tuổi như vậy có thể chữa được không?

Phóng to
TT - Khi trẻ bị lõm ngực bẩm sinh mà không chỉnh sửa thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hiện thời và khi lớn lên? Tôi có em trai năm nay 20 tuổi cũng bị lõm lồng ngực. Xin cho biết ở độ tuổi như vậy có thể chữa được không?

Khi bị lõm ngực, tùy theo mức độ lõm mà bệnh nhân có những triệu chứng hay vấn đề chính sau đây:

- Đau do biến dạng xương, do căng cơ; do tư thế không thoải mái trong hoạt động và nghỉ ngơi.

- Chèn ép gồm chèn ép phổi: thường chỉ ảnh hưởng đối với trẻ trên 10 tuổi, khi gắng sức; chèn ép tim: giảm đầy máu, giảm tống máu.

Việc chèn ép thường không thấy rõ khi nghỉ ngơi nhưng khi hoạt động thể lực như chơi thể thao hoặc leo thang gác thì thấy rất rõ, thấy mệt và hụt hơi.

Về tâm lý, mặc cảm với hình thức, thiếu tự tin, chậm phát triển; ngần ngại hoặc chối bỏ các hoạt động cần lộ một phần ngực (bơi lội, thể dục...).

Vấn đề hay triệu chứng trên cũng chính là chỉ định phẫu thuật. Nếu không được chỉnh sửa phẫu thuật thì các vấn đề trên sẽ không được giải quyết, tồn tại mãi với người bệnh.

* Về thẩm mỹ: mặc cảm, không dám lộ ngực nơi công cộng (chơi thể thao, tắm biển...).

* Về chức năng: chèn ép tim, phổi, không thể chơi thể thao hoặc lao động nặng, giảm chất lượng cuộc sống.

* Theo thời gian, bệnh ngày càng rõ nét hơn, xương cứng hơn, khó phẫu thuật hơn và nhiều biến chứng hơn.

Do quá trình phát triển và sự cứng dần của xương và sụn, lồng ngực lõm chỉ có xu hướng nặng dần lên theo thời gian chứ không bao giờ tự giảm đi. Hay nói một cách khác, bệnh chỉ nặng lên chứ không bao giờ tự khỏi. Vật lý trị liệu hoặc các phương pháp không mổ khác hiện chưa chứng minh được là có tác dụng cải thiện bệnh.

Không nên mổ cho trẻ dưới 5 tuổi vì xương còn quá mềm, trẻ còn quá nhỏ, chưa biết vâng lời và tự bảo vệ sau phẫu thuật đặt thanh kim loại trong lồng ngực.

Để trên 20 tuổi thì xương cứng khó phẫu thuật. Càng lớn tuổi càng khó phẫu thuật và có nhiều biến chứng. Tuổi thích hợp nhất để phẫu thuật là 6-18,19 tuổi. Như vậy không nên để muộn sau 20 tuổi, phẫu thuật khó và có nhiều tai biến.

Hình ảnh (tượng trưng) cho thấy thanh ngực được đặt vào trong lồng ngực, luồn qua trung thất trước, trước tim và sau xương ức. Phải cố định chắc thanh này vào khu sườn để nó không di lệch hoặc xoay ngược lại. Thanh lại được để trong người khoảng ba năm. Vì thế chất lượng và chất liệu thanh kim loại, ốc vít và hệ thống cố định rất quan trọng. Hiện nay các thanh này và phụ kiện đi kèm thường được nhập từ nước ngoài.

(Một số bạn đọc)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Giới chức y tế châu Âu vừa phát cảnh báo về nguy cơ du khách đến Pháp có thể nhiễm vi rút Chikungunya, một loại vi rút nguy hiểm thường thấy ở Nam Mỹ và Ấn Độ.

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Mập mờ nguồn gốc sản phẩm hỗ trợ tình dục

Các sản phẩm hỗ trợ tình dục như kem bôi, kẹo ngậm, tăng cường sinh lý... được rao tràn lan, và dễ mua như… rau.

Mập mờ nguồn gốc sản phẩm hỗ trợ tình dục

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

'Khám sức khỏe định kỳ là để người dân chủ động đánh giá tình trạng hiện tại, dự phòng, tầm soát, chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể xảy ra, giúp ngành y tế địa phương xác định được cơ cấu bệnh tật tại địa phương".

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar