17/01/2017 13:30 GMT+7

​Lợi ích của bơi lội với sức khỏe người cao tuổi

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Bên cạnh những hình thức tập như đi bộ, tập dưỡng sinh… thì bơi lội được biết đến như là một hình thức luyện tập rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi.

Giảm đau xương khớp

Bước vào giai đoạn có tuổi, cơ thể con người bắt đầu đối diện với rất nhiều bệnh, trong đó có đau khớp. Những người đau khớp sẽ gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. 

Bơi lội được xem là môn thể thao góp phần chữa đau xương khớp hiệu quả nhất bởi trong môi trường nước, lực hấp dẫn (trọng lực) giảm. Khi bơi hầu như các khớp ở chân và cột sống không chịu tác động của trọng lượng cơ thể. Trong quá trình bơi, các nhóm cơ lưng được củng cố, các khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, có thể kìm chế và giảm quá trình thoái hóa ở các khớp, giảm tần suất tái phát của bệnh. Khi bơi do lực cản và tính chất dẫn nhiệt của nước lớn nên tiêu hao nhiều năng lượng vì vậy giảm được trọng lượng thừa của cơ thể, giúp giảm gánh nặng bổ sung lên các cơ và khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống thắt lưng.

So với các hình thức tập luyện khác, bơi lội có ưu thế rõ rệt là trạng thái nổi trong môi trường nước giúp giảm tối đa nguy cơ va đập mạnh do đó tránh được các chấn thương. 

Ngoài ra, bơi lội còn giúp uốn lại cột sống đã bị hơi còng ở người già. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc luyện tập ở mức nước ngang hông sẽ giúp giảm 50% tình trạng căng thẳng ở các khớp. Khi luyện tập ở mức nước ngang ngực có thể giúp giảm 75% tình trạng căng thẳng ở các khớp. Bơi lội cũng rất hữu ích cho những người muốn hồi phục sau chấn thương các khớp, tăng sự giẻo dai cho cơ thể.

Giúp lưu thông máu và có lợi cho hô hấp

Khi bơi lội, áp lực nước cộng với áp lực của cơ ép vào các mạch máu giúp lưu thông máu trở lại tim phổi. Do áp lực của nước lên ngực người bơi, làm hạn chế động tác hít vào thở ra cho nên cần phải thở mạnh, giúp phát triển hệ thống hô hấp và làm tăng dung tích sống của phổi. Dung tích sống của phổi càng cao, khả năng bền bỉ trong lao động, vận động càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp và làm giảm các cơn hen, nhất là đối với người nghiện thuốc lá.

Giảm nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp

Bơi lội thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể. Khi bơi, sẽ làm gia tăng lượng máu và ôxy cung cấp tới phổi và các cơ bắp, làm tăng cường hoạt động của hệ tim mạch, đồng thời mang lại hiệu quả tích cực trong việc giải phóng lượng dioxit carbon khỏi cơ thể, giúp cơ thể duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Thư giãn, giảm căng thẳng

Bơi còn là một trong cách thư giãn tốt nhất cho cơ thể. Khi bơi, cơ thể sẽ được làn nước mát xa tốt nhất, giúp thư giãn tâm trí tạo ra cảm giác tích cực và thư thái làm quên đi những áp lực và căng thẳng của cuộc sống. 

Nó cũng có tác dụng hữu hiệu đối với người mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh. Bơi lội giúp lưu thông máu, giữ cho huyết áp ổn định để máu có thể đưa lên não dễ dàng nên sẽ ngăn ngừa được chứng bệnh mất trí nhớ.

Tuy bơi lội có lợi cho sức khỏe người cao tuổi nhưng người cao tuổi khi xuống nước cần cẩn thận hơn vì tuổi không còn trẻ. Người cao tuổi phải khởi động kỹ trước khi bơi với những bài tập và các động tác khởi động phù hợp với lứa tuổi, thời gian xuống nước. Khởi động giúp làm ấm cơ thể và căng các cơ, xương khớp, do đó, tránh được hiện tượng chuột rút cũng như tránh bị cảm lạnh đột ngột khi xuống nước. 

Nên trải đều thời gian tập trong mỗi tuần, cách 2 ngày bơi một lần trong khoảng thời gian 25- 30 phút. Không nên kéo dài thời gian tập quá lâu trong một buổi. Người cao tuổi thường có huyết áp không ổn định nên không nên lặn nhiều, lặn sâu vì khi đó sức ép dưới nước tăng cao ảnh hưởng nhiều đến nhịp thở của phổi và nhịp đập của tim.

Ngoài ra, không bơi khi quá đói cũng như khi quá no. Bơi khi đói có thể xảy ra tình trạng mệt lả, mất sức. Trong khi đó, bơi khi quá no dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn… Trước khi bơi chỉ nên ăn nhẹ và nên bơi sau khi ăn 1 giờ. Nên bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi bơi. Thời điểm thích hợp nhất để bơi ngoài trời là buổi sáng từ 6 - 9 giờ và buổi chiều từ 17 - 20 giờ. Nếu không thể sắp xếp được thời gian thích hợp, tốt nhất nên chọn bơi ở bể bơi có mái che,

khuất nắng.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar