09/01/2012 07:18 GMT+7

Lời đẹp của quê

LINH THOẠI
LINH THOẠI

TT - Bạc tóc trở về quê/Bỡ ngỡ tìm đò bến mới/Nhìn dáng lạt bó rau/Nhận được người làng (Người làng). Mở ngay trang đầu của Xem đêm - tuyển tập thơ vừa ra mắt của Phùng Cung (1928-1997), đọc bài thơ ấy mà... giật mình rung động. Ấn tượng mà tác giả để lại trong người đọc bền chặt như tình làng trong thơ ông.

Phóng to
Sách do Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành - Ảnh: Thuận Thắng

Và Phùng Cung, với những câu chữ thật hàm súc, cứ làm người đọc xao xuyến qua từng trang thơ. Như những ai đã qua những chuyến - đò - thiếu - nữ trong đời, giờ sông quê xa ngái, có thể thấy cả một thời tóc gió như gần lại khi đọc những câu giản dị này: Em về bên ấy/Thăm quê kẻo muộn/Mùa đang đẹp gió/Nón đội qua đò/Đừng để gió bay(Qua đò).

Mỗi bài thơ thường chỉ vài đôi câu, vậy mà khó một bức tranh nào, một thước phim nào có thể lột tả trọn vẹn được cảnh và tình thẳm sâu trong những câu thơ tự do đẹp và mới ấy. Chỉ có thể là những con chữ kỹ lưỡng của Phùng Cung. Cánh bèo, gà con, dế nâu, sáo diều, dòng sông, bến đò, và gió, và nắng, và mưa...; tất cả đều trở nên sống động, nhân bản và tinh tế đến bất ngờ qua đôi mắt của ông: Lênh đênh muôn dặm nước non/Dạt vào ao cạn/Vẫn còn lênh đênh (Bèo),...Gió bấc về/Gà con lên cơn sốt/Nhong nhóc đi, đứng/Chen nhau tìm chỗ ấm/Cẳng gầy lội gió... (Chùm gió bấc),...

Riêng “gió”, người đọc sẽ gặp rất nhiều gió. Gió không chỉ đẹp, gió trở thành những sinh thể có thần lạ lùng trong thế giới chữ của nhà thơ: Vườn thơm gió quẩn, gió đi (Bánh trôi), Sáo diều ai hóc - gió ven sông (Đêm ven sông), Tiếng tù và bết - gió (Bữa đẹp), Đom đóm bay ngang/Ngọn đèn gió - bẻ(Đêm xuân), Đường thiên lý gió khua (Giọt lụy)... Phùng Cung với thiên nhiên như một. Ông là gió để nghe “hương cau gió liệm” (Tang), nghe “nát - gió đường làng” (Đường làng). Là ao khuya để biết “nước thở thì thầm”, là lá để nghe mưa gõ trên mình, là chính đêm khi “trở giấc xem đêm/Cuối trời trăng - mỏi/Trái gấc chín - ngập ngừng/Tóc rụng trạt lối đi... (Xem đêm). Tình yêu thiên nhiên ấy bất tuyệt trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Trên vai áo tù/Trăng vá lụa (Trăng ngục)...

“Như những luồng điện không giật chết người nhưng cứ thắt vào tim những luồng rung động rất thấm sâu”, nói như vậy về thơ Phùng Cung, có lẽ nhà thơ Hoàng Cầm còn nói giùm cho nhiều độc giả khác nữa. Trà của ông là một “luồng điện” thật sự: Quất mãi nước sôi/Trà đau nát bã/Không đổi giọng Tân - Cương. Một chữ “quất”, mà đủ giật mình thương người thưởng trà vô cùng mẫn cảm. 13 chữ, mà đủ thấy khí tiết của người quân tử gặp nạn...

Đọc hết tập Xem đêm, nghĩ về Phùng Cung, bỗng dưng hình dung một ông già khăn áo tề chỉnh “quỳ dưới chân quê”, hít sâu vào hồn nhỏ cái “mùi lưu luyến” mà ông “nguyện mang theo/ đến ngày trăm tuổi”: mùi làng. Và quanh cái nhìn mênh mang của ông, là đường quan lay nắng, là sông đẹp dòng, là tiếng dế ru hoa nở, là bếp chùa nheo khói và sao gài cửa sổ...

Tất cả chưa mất đi, nhưng khi cái gọi là “quê” đã nhạt nhòa trong lòng nhiều người bỏ quê lên phố, khi chính quê đang thu hẹp dần, còn ai đủ giàu có tình - yêu - quê để giữ được mùi làng và vô vàn nét quê yêu dấu ấy bằng những lời đẹp đến thế!

LINH THOẠI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar