22/04/2016 15:29 GMT+7

Vì sao phim nhà nước ít doanh thu và bị “đánh đau”?

V.V.TUÂN
V.V.TUÂN

TTO - Hội Điện ảnh nên tổ chức những cuộc hội thảo chuyên biệt cho các bộ phim nhà nước để tìm ra nguyên nhân vì sao những phim này bị “đánh nhiều”, “đánh đau” như vậy? - ý kiến của nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã.

Diễn viên Bình Minh trao giải cho nữ diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc trong lễ trao giải Cánh diều tối 20-4 -Ảnh: Nguyễn Khánh.


Hội Điện ảnh VN tổ chức tọa đàm Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình VN năm 2015 ngày 21-4 tại Hà Nội. Theo Hội Điện ảnh VN, năm 2015 là bước ngoặt quan trọng bởi lần đầu tiên điện ảnh VN sản xuất được 40 phim (trong đó có 9 phim Nhà nước đặt hàng). Nhiều ý kiến tại tọa đàm tập trung lý giải vì sao phim nhà nước thất bại.

Bà Ngô Phương Lan - cục trưởng Cục Điện ảnh - cho rằng để một bộ phim nhà nước vừa dung hòa được nhiệm vụ chính trị vừa đạt doanh thu tốt là điều rất khó khăn. Vì vậy, nếu cứ buộc phim phục vụ nhiệm vụ chính trị phải có doanh thu lớn như phim thương mại thì đó là bài toán không bao giờ giải được.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn lại nhận xét: với cách làm phim hiện nay thì điện ảnh VN “không thể đi đâu được” vì chưa tìm ra ngôn ngữ mới, cách làm mới.

“Dòng phim giải trí kịch bản yếu, cóp nhặt, nhiều phim xem xong không biết nói gì. Còn phim nhà nước kịch bản được chú ý nhưng lại là câu chuyện cũ, khán giả biết mãi rồi.

Khai thác hình ảnh phụ nữ VN khổ sở, nhẫn nhục, chịu đựng chưa chắc đã làm khán giả xúc động. Dạng “nàng Kiều” như thế đã quá nhiều. Hình ảnh phụ nữ mấy chục năm trước vẫn vậy, khán giả không chấp nhận và thế giới cũng không chấp nhận” - đạo diễn Phi Tiến Sơn nói.

Diễn viên Mai Thu Huyền chia sẻ rằng chúng ta không thể chê hết phim thị trường bởi “quan trọng là đưa khán giả vào rạp xem đã, rồi sau đó mới bàn đến chuyện hay dở... Phim hay, dở, phim nghệ thuật hay phim giải trí không quan trọng bằng việc có người xem và họ có cảm xúc”.

“Nếu cứ nói chung chung thì bản thân tôi cũng không biết phim Sống cùng lịch sử chết vì cái gì, tại sao lại bị đánh đau như thế. Chúng ta đã bao giờ hội thảo về vấn đề này một cách tử tế chưa?

Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh hay như vậy, chúng ta đã bao giờ phân tích nó hay ở điều gì mà thu hút được khán giả quan tâm nhiều như vậy để lần sau chúng ta có thể làm tốt hơn thế” - nhà biên kịch Thanh Nhã nêu quan điểm.

NSND Đào Bá Sơn cũng cho rằng Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một minh chứng cho hiệu quả của một bộ phim Nhà nước đặt hàng, tư nhân sản xuất. Vì thế “hộp đen” của sự thành công này cần phải được giải mã, để trả lời những câu hỏi từ lâu vẫn chưa có lời đáp: “Vì sao phim nhà nước doanh thu ít? Vì sao phim tư nhân sản xuất có doanh thu cao?”.

Infographic: Phim Việt “đặt hàng” ngốn ngân sách tiền tỉ, thu về tiền triệu

V.V.TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar