17/10/2019 11:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loài vật di chuyển cực nhanh mệnh danh ‘thần gió sa mạc'

MINH HẢI (Theo Phys)
MINH HẢI (Theo Phys)

TTO - Kiến bạc Sahara được mệnh danh là ‘thần gió của sa mạc’ nhờ tốc độ bò nhanh kinh ngạc: gần 1m/giây, gấp 108 lần chiều dài cơ thể nó.

Loài vật di chuyển cực nhanh mệnh danh ‘thần gió sa mạc - Ảnh 1.

Sở dĩ có tên kiến bạc là vì toàn thân chúng được phủ lớp lông màu bạc, phản chiếu lại ánh mặt trời, giúp cơ thể chống cái nóng gay gắt của sa mạc - Ảnh: UPI

Nói đến tốc độ đi bộ hoặc chạy nhanh nhất, nhiều người hẳn sẽ liên tưởng đến báo gấm, chim cắt, hươu. Nhưng nếu so sánh tốc độ chạy với chiều dài cơ thể thì kiến bạc Sahara xứng danh số 1 trong thế giới động vật.

Kiến bạc Sahara (Cataglyphis bombycina) thuộc họ Formicidae sống ở sa mạc Sahara. Cơ thể chúng có màu lấp lánh ánh bạc và phản xạ với ánh sáng. Tốc độ của chúng đạt 0,855m/giây (855mm/giây), gấp tới 108 lần chiều dài cơ thể mỗi giây. 

Tốc độ này khiến kiến bạc Sahara trở thành loài kiến ​​nhanh nhất thế giới và đặt chúng nằm trong danh sách các sinh vật phá kỷ lục thế giới về tốc độ, bên cạnh bọ hổ Australia (tốc độ bằng 171 chiều dài cơ thể/giây) và bọ ve sống ven biển California (gấp 377 lần chiều dài cơ thể/giây). 

Trong khi đó, tốc độ của "tia chớp Jamaica" - vận động viên chạy nước rút nổi tiếng thế giới Usain Bolt, đạt 10,44 m/giây.

Nhưng vì sao những con vật nhỏ bé này lại đạt tốc độ phi thường như thế? Hầu hết các nghiên cứu khoa học đều có chung nhận xét rằng môi trường sống và cấu tạo cơ thể là lý do giúp kiến bạc Sahara đạt tốc độ nhanh.

Trong khi nhiều loài động vật sa mạc khác thường lần trốn dưới cát, trong hang vào ban ngày và chỉ ra ngoài săn mồi khi đêm xuống thì kiến bạc Sahara lại chọn thời điểm nóng nhất trong ngày (hơn 50 độ C) để đi kiếm mồi. 

Chúng di chuyển rất nhanh từ tổ ra ngoài nhặt xác những con vật chết vì nắng. Di chuyển nhanh giúp chúng tránh được phần nào cái nắng nóng gay gắt giữa trưa và giảm nguy cơ bị loài khác ăn thịt.

Kiến bạc Sahara cũng có chân dài hơn nhiều so với những loài kiến khác. Chân dài giữ cho cơ thể của kiến không chạm vào bề mặt cát nóng và bò nhanh hơn. Tốc độ của chúng sẽ chậm lại khi sống trong môi trường lạnh hơn.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học nhận ra rằng cách thức di chuyển của kiến cũng là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ. 

Thay vì chạy bình thường, khi săn mồi, những con kiến bạc Sahara kết hợp di chuyển ba chân cùng một lúc và chuyển sang phi nước đại. Mỗi chân dài 4,3-6,8mm vung lên khoảng 47 lần mỗi giây, tốc độ đạt 1.300 mm/giây, nhanh hơn 1/3 lần so với các loài kiến khác.

"Những đặc điểm này liên quan đến môi trường sống cồn cát sa mạc. Di chuyển nhanh và cùng lúc 3 chân giúp kiến không bị chìm xuống cát", Harald Wolf nhà nghiên cứu từ trường Đại học Ulm (Đức) cho biết.

Tìm thấy sinh vật giúp tiêu hủy rác thải nhựa nhanh nhất

TTO - Công trình do nhóm kỹ sư ĐH Stanford (Mỹ) kết hợp nhóm nghiên cứu ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) thực hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học của hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS).

MINH HẢI (Theo Phys)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar