12/03/2025 07:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loài san hô độc nhất vô nhị biết ‘đi’

Dù không có chân, loài san hô này vẫn có thể 'đi' bằng cách phồng lên và co lại như sứa, tạo ra những cú nhảy nhỏ để tiến về phía trước.

Loài san hô có thể đi bộ mà không cần chân - Ảnh 1.

Loài san hô nấm với khả năng di chuyển đặc biệt - Ảnh: CORALS OF THE WORLD

Loài san hô sống đơn độc

Không giống các họ hàng làm nên rạn san hô, san hô nấm thuộc họ Fungiidae thường sống đơn độc. Nhìn bề ngoài chúng trông giống những chiếc mũ nấm xù xì nằm rải rác trên đáy đại dương.

Theo nhà sinh vật học san hô Brett Lewis từ Đại học Công nghệ Queensland (Úc), từ "đi bộ" có thể không thực sự mô tả chính xác chuyển động của chúng, nhưng san hô nấm có thể phồng lên và đẩy mình đi nhờ lực co bóp, giống như cách sứa di chuyển.

"Cơ thể mềm của chúng sẽ phồng lên, co lại và tạo ra những cú nhảy nhỏ", Lewis cho biết.

San hô nấm được bao bọc bởi một lớp màng sinh học dính, giúp chúng bắt giữ những sinh vật nhỏ làm thức ăn.

Khi phát hiện con mồi, miệng - hoặc nhiều miệng - sẽ mở ra, hút lấy lớp màng cùng với con mồi xấu số, đưa vào dạ dày chứa những sợi "giun" đầy tế bào châm chích và tiêu hóa.

Đôi khi những sợi "giun" này thậm chí có thể xuyên thủng thành cơ thể để tấn công con mồi.

Giống như các loài san hô xây rạn khác, san hô nấm cũng có bộ xương vôi, nhưng bộ xương này nằm bên trong cơ thể.

Khi còn nhỏ, chúng sinh sống trên rạn san hô, nhưng trước khi bộ xương phát triển quá nặng, các polyp tự di chuyển khỏi rạn để tìm một nơi ở lâu dài trên nền cát sâu hơn, ít cạnh tranh hơn.

Kỹ năng di chuyển đặc biệt của san hô nấm - Nguồn: SCIENCE NEWS

Tốc độ "đi" của san hô bao nhiêu?

Lewis cho biết: "Chúng tôi biết chúng có thể di chuyển. Bạn đi làm rồi quay về, và chúng đã ở một vị trí khác".

Các nghiên cứu từ những năm 1980 tại Nhật Bản đã ghi nhận sự dịch chuyển này, nhưng Lewis muốn quan sát chi tiết hơn bằng công nghệ hiện đại.

Trong phòng thí nghiệm, một cá thể Cycloseris cyclolites có thể di chuyển khoảng 36mm trong hai giờ. Nếu duy trì tốc độ này, chúng có thể vượt qua chiều rộng của một tờ giấy in A4 trong vòng sáu giờ.

Video quay chậm cho thấy san hô phồng lên thành một mái vòm, nhưng chỉ có một vòng nhỏ ở đáy chạm xuống nền cát. "Nó giống như khi bạn nhón chân lên một chút", Lewis mô tả.

Sau đó, bằng cách co lại như sứa, san hô tách khỏi mặt đáy bằng một cú nhảy nhỏ. Khi hạ xuống, vị trí của nó đã thay đổi một chút. Tiếp tục phồng lên, co lại… và cứ thế, san hô từng bước tiến xa khỏi rạn.

Đặc biệt, san hô nấm có thể tìm đường đến vùng nước sâu nhờ vào sự thay đổi màu sắc của ánh sáng khi lọc qua các tầng nước. Ánh sáng có bước sóng ngả xanh dương thâm nhập sâu hơn dưới biển.

Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đặt san hô vào một hộp có hai nguồn sáng - một phía phát ra ánh sáng xanh và phía còn lại là ánh sáng trắng.

Kết quả cho thấy san hô có xu hướng di chuyển về phía ánh sáng xanh. Khi cường độ ánh sáng xanh được tăng lên, toàn bộ số san hô trong thử nghiệm đều nhảy về phía ánh sáng mô phỏng vùng nước sâu.

Loài san hô sống đơn độc, có thể 'đi bộ' mà không cần chân - Ảnh 2.

Bước di chuyển của san hô nấm - Ảnh: SCIENCE NEWS

Lật ngược khi bị úp xuống

Nhà tự nhiên học biển Bert W. Hoeksema từ Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis (Hà Lan) đã nghiên cứu một vấn đề khác của san hô nấm: Làm thế nào để chúng đứng dậy nếu bị lật úp?

Trong một quan sát, một cá thể san hô nấm nhỏ mất một giờ nằm im, sau đó dành ba giờ tiếp theo để ngọ nguậy, và cuối cùng bất ngờ tự lật lại được.

Hoeksema nghi ngờ rằng san hô có thể sử dụng cơ chế "phun nước" từ miệng để tạo lực đẩy. "Tôi nghĩ rằng lực đẩy phản lực này có thể giúp những con san hô nấm nhỏ thực hiện cú lật quyết định", ông nhận định.

Dù không có chân, san hô nấm vẫn có cách di chuyển và thích nghi đáng kinh ngạc, giúp chúng tự tìm đến vùng nước sâu yên tĩnh để sinh trưởng, phát triển và tồn tại.

Trồng san hô dưới đáy biển: những ‘thợ vườn’ của đại dương

Nhiều rạn san hô tại vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) bị ảnh hưởng bởi tác động của tự nhiên và con người, bằng sự trăn trở, tình yêu thiên nhiên, nhiều bạn trẻ đã bắt tay vào việc tái tạo, phục hồi san hô.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar