01/03/2025 08:02 GMT+7

Loại nấm mốc phổ biến gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm

Nấm Aspergillus là loại nấm mốc phổ biến gây nấm phổi, tồn tại cả trong nhà và ngoài trời. Mỗi lần hít thở, con người đưa vào cơ thể 1-10 bào tử nấm mà không hay biết. Ước tính mỗi năm bệnh nấm gây ra cái chết cho hơn 4 triệu người trên toàn cầu.

Loại nấm mốc phổ biến gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Kim Cương, phó giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BVCC

Hưởng ứng kỷ niệm Ngày Phòng chống bệnh nấm Aspergillosis toàn cầu (World Aspergillosis Day), ngày 28-2 Bệnh viện Phổi trung ương tổ chức hội thảo khoa học Ngày Nấm toàn cầu 2025 lần thứ 6.

Loại nấm mốc phổ biến trong không khí gây nấm phổi

Theo Tổ chức Hành động toàn cầu về nhiễm nấm (GAFFI), nấm là kẻ giết người thầm lặng, là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 4 triệu người mỗi năm. Điều này khiến bệnh nấm trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, trước cả bệnh lao và sốt rét.

Trên toàn cầu, mỗi năm ước tính có hơn 300 triệu người ở mọi lứa tuổi bị nhiễm trùng nấm nghiêm trọng, vì thế đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 5 trên thế giới.

Trong đó nấm phổi là căn bệnh đã biết đến từ rất lâu, tuy nhiên vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về căn bệnh này.

Tại Việt Nam, dù chưa có số liệu chính thức về bệnh nấm phổi xâm lấn do Aspergillus nhưng theo TS Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bệnh viện Phổi trung ương), có khoảng 50% bệnh nhân từng mắc lao phổi khi tái khám được chẩn đoán nhiễm nấm Aspergillus. Năm vừa qua, bệnh viện phát hiện và điều trị khoảng 700 ca bệnh.

Theo TS Ngọc, Aspergillus là loại nấm phổ biến trong môi trường, chúng xuất hiện cả trong nhà và ngoài môi trường. Mỗi lần hít thở chúng ta hít vào từ 1 đến 10 bào tử nấm.

Đối với người bình thường có sức đề kháng tốt, khả năng nhiễm bệnh không cao. Tuy nhiên, có một số nhóm dễ bị bệnh nấm Aspergillus như người bị các bệnh mãn tính ở phổi như lao phổi, từng phẫu thuật phổi, ung thư phổi đã điều trị hóa trị, xạ trị, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ nang phổi…

Những người có hệ miễn dịch suy giảm nặng như bệnh nhân ung thư máu, ung thư các cơ quan khác, sau cấy ghép tạng hoặc điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày cũng là đối tượng nguy cơ cao.

Phát hiện sớm, điều trị hiệu quả

Theo các bác sĩ, triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân nấm phổi là mệt mỏi, sụt cân, ra mồ hôi, ho, khó thở, ho ra máu.

Loại nấm mốc phổ biến gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm - Ảnh 2.

TS Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bệnh viện Phổi trung ương) giải thích về bệnh nấm phổi tại Việt Nam - Ảnh: D.LIỄU

Hầu hết bệnh nhân thường đến khám vì ho ra máu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đau ngực, ho khạc đờm kéo dài kèm khó thở như hen, viêm phổi điều trị kháng sinh kéo dài không khỏi. 

Khoảng một nửa số bệnh nhân nhiễm nấm không được điều trị, tử vong sau 5 năm.

Trong khi đó, bệnh nấm Aspergillus nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi bằng các thuốc kháng nấm. 

Nếu không được điều trị, phần phổi bị phá hủy sẽ ngày một lớn, dẫn đến mất chức năng phổi. Lâm sàng biểu hiện là ho ra máu, khó thở và suy mòn, những trường hợp này thời gian sống thêm là rất hạn chế.

Bệnh nấm phổi có thể được phát hiện bằng chụp X-quang, hoặc chụp cắt lớp vi tính ngực có hình ảnh u nấm trên một hang có sẵn trong phổi có hoặc không kèm theo các tổn thương khác.

Để phòng bệnh, bác sĩ Ngọc khuyến cáo người dân cần đảm bảo điều kiện sống, môi trường khô ráo, thoáng đãng sẽ ít nấm mốc hơn điều kiện ẩm mốc.

"Đặc biệt, đối với những người có bệnh nền cần hạn chế làm việc trong môi trường nhiều nấm mốc như làm vườn, lá úa mục hay có nhiều nấm, khi làm phải đeo khẩu trang. Chúng ta cũng thể tiêm cúm, phế cầu để giảm tình trạng nhiễm trùng ở phổi", bác sĩ Ngọc nhấn mạnh.

Cùng với đó, người dân cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn nhiều hoa quả tươi, nâng cao sức đề kháng. Khi vệ sinh nhà cửa cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm.

Ông Nguyễn Kim Cương, phó giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, cho hay hội thảo với sự tham dự của các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm trang bị kiến thức, giúp các bác sĩ cần tăng cường nhận biết bệnh, tránh chẩn đoán nhầm, nhằm giảm nguy cơ tử vong do nấm Aspergillus.

Một loại nấm đất gây nhiễm trùng phổi ‘đang lan khắp nước Mỹ’

TTO - Một loại nấm đất gây bệnh được gọi là histoplasma có trong đất của gần như tất cả các bang của Mỹ, một nghiên cứu mới cho thấy. Khi một người hít phải bào tử của nấm này có thể bị nhiễm trùng phổi gọi là bệnh histoplasmosis.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar