13/04/2010 08:22 GMT+7

Loại học sinh yếu vì bệnh thành tích: Trường vi phạm sẽ bị xử lý

LƯU TRANG thực hiện
LƯU TRANG thực hiện

TT - Sau bài viết “Loại học sinh yếu vì bệnh thành tích”, Tuổi Trẻ đã phỏng vấn ông NGUYỄN HOÀI CHƯƠNG (ảnh), phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM. Ông Chương nói:

Phóng to
Ảnh: H.Hương
TT - Sau bài viết “Loại học sinh yếu vì bệnh thành tích”, Tuổi Trẻ đã phỏng vấn ông NGUYỄN HOÀI CHƯƠNG (ảnh), phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM. Ông Chương nói:

- Quan điểm của sở là không đồng tình với việc tìm cách chuyển HS có học lực thấp đi trường khác để lấy thành tích đỗ tốt nghiệp cao. Nghiêm cấm các trường vì thành tích mà bắt HS phải chuyển trường. Những cơ sở cụ thể nào vi phạm chắc chắn sở sẽ có biện pháp chế tài.

Số lượng HS toàn thành phố rất lớn. Trong số đó có những em học chưa tốt do nhiều lý do, hoàn cảnh gia đình chẳng hạn. Vì vậy chúng ta đang phát động xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực: nhà trường xây dựng môi trường tốt nhất cho HS học tập rèn luyện, tạo mọi điều kiện cho các em học tập, đối với HS yếu thì kèm cặp, giúp đỡ nhiều hơn.

Không có lý do gì để các trường ngoài công lập nhận HS, thu tiền rồi lại xét điểm số buộc HS phải chuyển đi.

* Hiện có cả tình trạng các trường dân lập, tư thục cam kết với phụ huynh về việc “HS không tiến bộ phải chuyển đi trường khác”, sở có biết việc này?

- Các trường không được phép đặt ra những cam kết thiếu sư phạm như thế. Những cam kết đó đi ngược lại quy định của ngành giáo dục. Nếu phụ huynh lên tiếng, phía sở sẽ kiểm tra và chế tài cơ sở giáo dục đó.

* Việc chuyển trường của HS các trường ngoài công lập diễn ra liên tục, đặc biệt vào năm lớp 12. Sở có nắm số lượng HS các trường ngoài công lập bị chuyển trường không, thưa ông?

- Theo quy định, việc chuyển HS các trường trong TP không thông qua sở. Có HS chuyển trường vì những lý do như chuyển nhà, tiện đường... Sở không thể cấm HS chuyển trường nhưng các trường nên giải quyết các trường hợp chuyển trường vào đầu năm học hoặc cuối các học kỳ, tránh chuyển ngang làm ảnh hưởng đến chương trình học tập của HS.

* Còn việc các trường ngoài công lập cho HS lên lớp khống, đưa hạnh kiểm từ yếu lên khá để HS dễ chuyển sang trường mới?

- Những trường làm như vậy là vi phạm nghiêm trọng quy chế đánh giá xếp loại HS. Đánh giá xếp loại phải theo quy trình rất kỹ lưỡng chứ các trường không thể lạm quyền để thay đổi kết quả của HS. Nếu vi phạm chuyện đánh giá xếp loại, cơ sở giáo dục đó sẽ bị chế tài, nếu nhắc nhở vẫn tái phạm thì có thể sẽ đình chỉ hoạt động, rút giấy phép.

Tuy nhiên rất khó phát hiện các trường sai phạm, trừ khi có phản ảnh từ phụ huynh, HS.

Phóng to
Giờ ôn bài môn toán của học sinh lớp 12A1 Trường THPT tư thục Hoàng Diệu, Q.Tân Bình, TP.HCM chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là một trong những ngôi trường không từ chối học sinh có học lực trung bình yếu - Ảnh: N.Hùng

* Việc các trường chạy đua theo thành tích dẫn đến hệ quả là có những trường thuộc hàng “top”, lại có những trường năm nào tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cũng... “lẹt đẹt”, ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Hiện các trường ngoài công lập đang góp phần giải quyết chỗ học cho HS, nâng cao chất lượng giáo dục toàn TP và nhiều cơ sở có uy tín. Bên cạnh đó cũng có những trường do thiếu cơ sở vật chất nên khó phát triển, thậm chí không phát triển.

Trước đây có những trường chưa đủ cơ sở vật chất nhưng vẫn được thành lập dẫn đến tình trạng hiện nay còn khó khăn về cơ sở, nhân lực nên chất lượng không đạt yêu cầu, chứ không thể nói chỉ vì nhận HS yếu nên kết quả lẹt đẹt.

* Sở đã có giải pháp nào để “bình ổn” mùa chuẩn bị thi tốt nghiệp, tránh những phiền hà cho HS và phụ huynh vì bị bắt chuyển trường không, thưa ông?

- Đó là một thực trạng khó có giải pháp dứt điểm. Thành tích đỗ tốt nghiệp cao liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà trường, tuyển sinh nhiều thì lợi nhuận cao nên một số trường mới tìm cách đẩy HS đi như vậy.

Kiểu hành xử này đang bị xã hội lên án.

Những trường vi phạm thì bị xử lý đúng theo quy định của ngành.

Hiện sở vẫn thường xuyên thanh tra, kiểm tra các trường ngoài công lập về hồ sơ học vụ, đề thi, xếp loại HS... Sở cũng yêu cầu các trường công khai khâu tuyển sinh, tài chính...

Đã có một số trường hợp vi phạm về chuyện ép chuyển HS yếu kém đi trường khác và những trường này đã bị xử lý.

* NGƯT CHU XUÂN THÀNH (nguyên hiệu trưởng Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm):

Tỉ lệ tốt nghiệp là lực hấp dẫn

Tuyển và dạy HS giỏi hay HS không giỏi là do quan điểm giáo dục quyết định. Trước đây Trường Ngô Thời Nhiệm cũng từng nhận HS yếu từ các trường khác chuyển về và chấp nhận tỉ lệ đỗ tốt nghiệp rất thấp bởi suy nghĩ: nếu chỉ dạy HS giỏi, không dạy HS yếu thì ai sẽ dạy HS yếu.

Xét cho cùng, tìm cách đẩy HS yếu đi trường khác nhẹ nhàng hơn là bỏ công sức để cải thiện học lực các em này.

Bên cạnh đó việc các trường cho điểm, xét hạnh kiểm không thực chất để dễ chuyển trường chính là trường này lừa trường kia, và cuối cùng hậu quả là HS đã yếu càng yếu hơn.

Phải chấp nhận một thực tế là các trường tư thục phải tính tới lợi nhuận. Còn phụ huynh thì không quan tâm vì sao trường này đậu tốt nghiệp 100%, mà cứ đậu cao là muốn con mình vào đó. Những số liệu như trường đậu 100% chính là lực hấp dẫn phụ huynh, giúp khâu tuyển sinh thuận lợi hơn.

Cứ như vậy, về mặt hệ quả xã hội, sự phân loại giáo dục ngày càng rõ rệt hơn, khoảng cách chất lượng giữa các trường ngày càng xa hơn.

* Ông VĂN NHƯ KIM (hiệu trưởng Trường tư thục Hoàng Diệu, Q.Tân Bình):

Thành công khi nâng được học lực học sinh

Cần tạo ra một môi trường giáo dục bình đẳng, đó mới chính là xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực. Trước đây HS đi học chẳng ai phân biệt giàu nghèo, giỏi yếu, nay có sự phân biệt nặng nề: HS trường tốp yếu, trường điểm, trường giỏi.

Theo quan điểm của trường, thành công trong giáo dục phải là dạy HS yếu trở thành HS trung bình, HS trung bình thành khá, khá lên giỏi, giỏi thì giỏi hơn, làm sao cho ngày hôm nay hơn ngày hôm qua.

Trong một trường sẽ có những HS giỏi và có cả HS trung bình, yếu, vấn đề là quản lý, sắp xếp thế nào để vực HS yếu lên. Còn việc đậu tốt nghiệp, nếu năm nay không đậu thì cố gắng để năm sau đậu. Và điều đó phản ánh đúng thực lực của HS.

LƯU TRANG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có quyết định phân công lĩnh vực, đơn vị, địa bàn phụ trách với ban giám đốc sở sau sáp nhập.

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa cập nhật chỉ tiêu đào tạo giáo viên, một số ngành tăng/giảm chỉ tiêu so với công bố dự kiến trước đó.

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar