21/09/2023 13:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loài hoa lớn nhất thế giới sắp biến mất mãi mãi

60% loài hoa Rafflesia, còn gọi là hoa xác chết và là loài hoa lớn nhất thế giới, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, theo nghiên cứu mới đây.

Loài hoa lớn nhất thế giới, Rafflesia - Ảnh: TS Chris Thorogood

Loài hoa lớn nhất thế giới, Rafflesia - Ảnh: TS Chris Thorogood

Một nghiên cứu mới, được đăng tải ngày 20-9 trên tạp chí Plants, People, Planet, cảnh báo hầu hết các giống của loài hoa Rafflesia lớn nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Để đưa ra kết luận trên, nhóm các nhà thực vật học quốc tế đã kiểm tra 42 giống hoa Rafflesia đã biết và môi trường sống của chúng - chủ yếu là tại Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Kết quả cho thấy do sự biến mất nhanh chóng của môi trường sống trong rừng, cũng như các chiến lược bảo tồn và kế hoạch bảo vệ chưa phù hợp, loài thực vật này đang ngày càng gặp nhiều rủi ro hơn so với trước đây.

Loài hoa lớn nhất thế giới, Rafflesia - Ảnh: TS Chris Thorogood

Loài hoa lớn nhất thế giới, Rafflesia - Ảnh: TS Chris Thorogood

Các nhà nghiên cứu ước tính "60% loài Rafflesia đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng". Thậm chí một số giống có nguy cơ tuyệt chủng trước khi chúng được khoa học biết đến.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nêu bật một số điểm sáng trong nỗ lực bảo tồn, bao gồm việc nhân giống thành công tại một vườn thực vật ở Tây Java và du lịch sinh thái bền vững xung quanh loài thực vật này ở Tây Sumatra (Indonesia).

Loài hoa lớn nhất thế giới, Rafflesia - Ảnh: TS Chris Thorogood

Loài hoa lớn nhất thế giới, Rafflesia - Ảnh: TS Chris Thorogood

Trước nghiên cứu trên, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xếp một trong các giống của loài hoa này vào cấp độ "cực kỳ nguy cấp".

Rafflesia là loài thực vật mọc ký sinh trên các cây nho nhiệt đới ở khắp các vùng của Đông Nam Á, tạo ra những bông hoa lớn nhất thế giới với đường kính có thể lên tới 1,2m.

Những bông hoa khổng lồ có đốm màu đỏ này mọc lên một cách khó đoán và luôn là điều bí ẩn. Trong thời gian nở, chúng tạo ra một mùi thối như xác chết để thu hút các loài ruồi tới giúp chúng thụ phấn. Sau đó bông hoa sẽ héo rũ để bắt đầu một chu kỳ mới.

Do sinh trưởng ở những khu vực khá hạn chế, Rafflesia đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự hủy hoại môi trường sống. Hiện các nhà thực vật học đã có thể nhân giống hoa này bên ngoài môi trường tự nhiên, song vẫn còn rất khiêm tốn.

Phát hiện sinh vật lớn nhất thế giới bao phủ 20.000ha biển nước Úc

TTO - Ngay dưới mặt nước của vịnh Cá Mập phía tây nước Úc là một sinh vật đã tồn tại hàng ngàn năm và sinh sôi nảy nở bằng việc nhân bản vô tính. Ngày nay, sinh vật ấy bao phủ một khu vực hơn 20.000 hecta.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar