02/02/2025 08:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loài ếch gây sốc với khả năng lướt nước siêu đẳng

Ếch dế, loài bản địa của Virginia và Bắc Carolina (Mỹ), có khả năng lướt nhanh trên mặt nước đến đáng kinh ngạc, thách thức những hiểu biết của con người về vật lý và hành vi động vật.

Loài ếch “gây sốc” với khả năng lướt nước siêu đẳng - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu sau đại học Talia Weiss quan sát một con ếch dế - Ảnh: Jake Socha

Nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng "điệu nhảy" trên mặt nước này thực chất là một loạt các cú nhảy nhanh khiến ếch dế chìm xuống một phần.

Phát hiện này giúp hiểu rõ hơn về cơ chế di chuyển của động vật, mang lại những ứng dụng tiềm năng để phát triển robot và thiết bị bay không người lái lưỡng cư lấy cảm hứng từ thiết kế tự nhiên.

Loài ếch "nhỏ nhưng có võ"

Một số loài ếch đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và những người yêu thiên nhiên nhờ khả năng nhảy và lướt trên mặt nước một cách dường như bất chấp trọng lực.

Trong số đó, ếch dế không chỉ gây tò mò mà còn có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng để định hình các công nghệ tương lai như robot, thiết kế phương tiện trên mặt nước và nhiều lĩnh vực khác.

Giáo sư Jake Socha, chuyên gia cơ khí tại Đại học Virginia Tech, đứng đầu nhóm nghiên cứu về kỹ năng độc đáo của loài ếch này, gọi đây là "lướt nước".

Thuật ngữ này mô tả khả năng thực hiện nhiều cú nhảy nhanh liên tiếp trên mặt nước của loài ếch dế. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Journal of Experimental Biology, có sự tham gia của nghiên cứu sinh Talia Weiss với vai trò tác giả chính.

"Thực ra, 'lướt nước' chưa bao giờ có một định nghĩa chính xác. Một nhà tự nhiên học đã sử dụng thuật ngữ này vào năm 1949 để mô tả hành vi 'nhảy trên mặt nước' của loài ếch. Kể từ đó, cụm từ được dùng trong tất cả các tài liệu nghiên cứu liên quan", Weiss cho biết. 

"Mục tiêu của nghiên cứu không chỉ là tìm hiểu hành vi này ở ếch dế, mà còn cố gắng đưa ra một định nghĩa khoa học chính xác hơn cho thuật ngữ 'lướt nước'".

Cơ chế di chuyển độc đáo

Ếch dế là một trong những loài ếch nhỏ nhất ở Bắc Mỹ, có thể nằm gọn trên đầu ngón tay cái của một người trưởng thành.

Để quan sát chuyển động của chúng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ quay phim tốc độ cao để ghi lại các cú nhảy của ếch trên mặt đất và dưới nước. Họ quan sát kỹ cách chân chúng vận động khi tiếp xúc với cả hai môi trường.

Điều đáng ngạc nhiên là những con ếch thực ra chìm xuống nước sau mỗi cú nhảy. Trong khi thuật ngữ "lướt nước" gợi lên hình ảnh những con ếch nhảy trên mặt nước và chỉ có chân tiếp xúc với bề mặt thì các đoạn phim quay chậm lại cho thấy một sự thật khác.

Socha, Weiss và nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mỗi khi ếch tiếp nước sau một cú nhảy, toàn bộ cơ thể của chúng chìm xuống nước. Chuyển động của chúng không giống như nhảy múa trên mặt nước, mà giống với cách một con cá heo lao lên khỏi mặt nước rồi rơi xuống, điều mà nhóm gọi là "bơi kiểu cá heo".

Lý do ếch dế có vẻ như đang "nhảy múa" trên mặt nước khi quan sát bằng mắt thường chủ yếu là do tốc độ chuyển động nhanh của chúng.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bể kính 75 lít và thả ếch vào bên trong. Họ đặt camera tốc độ cao, quay tới 500 khung hình/giây, ghi lại cảnh nhảy của ếch từ cả trên và dưới mặt nước. Sau đó họ làm chậm video xuống một phần nhỏ của tốc độ gốc và nhận thấy rằng những con ếch thực sự chìm sau mỗi cú nhảy.

"Thật đáng kinh ngạc khi chúng ta có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi những chuyển động nhanh của động vật", Socha nhận xét. 

"Chúng ta nghĩ rằng ếch đang lướt trên nước như một viên đá nảy, nhưng thực chất chúng đang liên tục nhảy và chìm. Ếch nổi tiếng với khả năng nhảy xa, nhưng rất ít loài có kiểu di chuyển đặc biệt như thế này. Chúng tôi vẫn chưa rõ tại sao - đó là do một đặc điểm đặc biệt trong cú nhảy của chúng, hay đơn giản chỉ vì chúng có kích thước nhỏ?".

Nhóm nghiên cứu đã chia mỗi chu kỳ nhảy của ếch thành bốn giai đoạn, bao gồm cất cánh - bắt đầu từ trạng thái chìm dưới nước, bay - tức khoảng thời gian trên không sau khi nhảy, tái tiếp nước - chạm lại mặt nước và hồi phục - chuẩn bị cho cú nhảy tiếp theo.

Họ ghi nhận rằng có những con ếch có thể thực hiện tám cú nhảy liên tiếp, với mỗi cú nhảy được hoàn thành trong chưa đầy một giây.

Khám phá này cung cấp một nền tảng vật lý mới cho robot học lấy cảm hứng từ sinh học, có thể được ứng dụng trong việc phát triển các hệ thống thử nghiệm nước đòi hỏi triển khai nhanh chóng, hay thậm chí là các thiết bị bay không người lái lưỡng cư có thể đo độ sâu của nước.

Phát hiện loài ếch mới ở bán đảo Sơn Trà

TTO - Các nhà khoa học trong nước và chuyên gia quốc tế đã mất hơn 5 năm để tìm ra một loài ếch mới ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar