19/10/2012 19:21 GMT+7

Loài ếch "dị nhân" dùng móng vuốt ôm bạn tình

TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)
TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)

TTO - Tiến sĩ Noriko thuộc Đại học Tokyo, Nhật Bản vừa phát hiện loài ếch “dị nhân” quý hiếm với năm ngón tay. Trong đó có một ngón tay giả với móng vuốt sắc nhọn dùng để chiến đấu lẫn ôm ấp bạn tình.

Phóng to
Hình dạng chú ếch Otton “dị nhân” ở Nhật Bản - Ảnh: Daily Mail

Loài ếch “dị nhân” này có tên là Otton (Babina subaspera), sống trên những hòn đảo Amami, thuộc miền nam Nhật Bản. Cấu trúc tay của loài ếch này giống hình dạng ngón tay ở người và có năm ngón.

Đặc điểm này cũng từng xuất hiện ở loài ếch Hypsiboas rosenbergi, Mỹ Latin. Tuy nhiên, một trong năm ngón của loài ếch Otton có một ngón giả, với móng vuốt thu vào tùy ý. Đó là lý do tại sao các nhà sinh vật học gọi nó là ếch “dị nhân”, phỏng theo tên nhân vật “dị nhân” trong phim X-men.

Các nhà nghiên cứu cho biết móng vuốt này là vũ khí lợi hại của ếch “dị nhân” trong chiến đấu, đồng thời cũng dùng để ôm bạn tình khi giao cấu.

Các nhà nghiên cứu giải thích thêm: ở loài ếch Otton này, cả con đực và con cái đều có móng vuốt ở ngón giả. Tuy nhiên, chỉ có con đực sử dụng chúng và móng vuốt của nó lớn hơn những con cái.

Phóng to
Ngón tay của ếch “dị nhân” có một móng vuốt dùng để chiến đấu và giao phối - Ảnh: Daily Mail

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch để bảo tồn loạch ếch quý hiếm này, cũng như tiến hành nghiên cứu hình thái học ngón tay của chúng.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar