22/10/2019 11:39 GMT+7

Loài chim hót gọi bạn tình ồn hơn cả... máy bay cất cánh

MINH HẢI (THEO SCIENCE NEWS)
MINH HẢI (THEO SCIENCE NEWS)

TTO - Mỗi mùa giao phối đến, cánh rừng Amazon lại trở nên ồn ào bởi âm thanh cất tiếng gọi bạn tình vô cùng điếc tai của những con chim Chuông trắng Nam Mỹ.


Chim Chuông trắng (White bellbird - thuộc họ Cotingidae) gây ấn tượng đặc biệt nhờ vẻ ngoài khá kỳ lạ, với bộ lông trắng muốt từ đầu đến chân nổi bật giữa màu xanh ngút ngàn của rừng rậm Amazon và chiếc "chuông" kỳ quái mọc trên đầu, buông dài lủng lẳng ngay mép mỏ.

Loài chim nhỏ bé sống chủ yếu ở phía bắc rừng Amazon này vừa xác lập kỷ lục là loài có tiếng mời gọi bạn tình lớn nhất thế giới: 124,5dB (Decibel - đơn vị đo cường độ âm thanh).

Theo các nhà nghiên cứu, âm thanh này còn lớn hơn cả khi một chiếc máy bay cất cánh (120dB), mặc dù mỗi con Chuông trắng đực trưởng thành chỉ nặng 1/4kg.

Nhóm các nhà nghiên cứu dành nhiều năm quan sát loài chim này và nhận thấy rằng, trong khi các loài chim khác thu hút chim mái bằng cách tự xây tổ, nhảy nhót chuyền cành, khoe vũ điệu trong bộ lông sặc sỡ, thì chim Chuông trắng lại chỉ... đậu yên trên ngọn cây cao nhất có tổ của mình để cất tiếng kêu!

Và mỗi mùa giao phối đến, cánh rừng Amazon lại trở nên ồn ào bởi âm thanh cất tiếng gọi bạn tình vô cùng ‘điếc tai nhức óc’ của chúng.

Những con chim Chuông trắng mái bị âm thanh này thu hút sẽ bay đến bên cạnh con đực để kết đôi, sau đó bay về tổ của mình để đẻ trứng.

Có lẽ do tập tính tự nhiên ấy mà loài Chuông trắng có tiếng kêu lớn nhất, vang xa nhất để mời gọi sự chú ý của bạn tình.

Cách tỏ tình của Chuông trắng cũng khá đặc biệt: giai điệu khi "mời gọi" khác với khi đã "gặp gỡ", và âm thanh của "bản nhạc tình yêu" trở nên to và vang nhất khi chim mái đậu sát chim đực và chuẩn bị màn giao phối. Điều này trái ngược với hầu hết loài chim khác, tiếng hót chỉ vang xa khi chưa đến gần con mái.

Giáo sư Jeff Podos, một chuyên gia về hành vi của động vật có xương sống tại Đại học Massachusetts (Hoa Kỳ), nhận định: "Cách thức "tỏ tình" của chim Chuông trắng đực như thể muốn khiến con mái giật mình và ấn tượng hơn".

Chim muông có những cách thức tán tỉnh phức tạp, nhưng không có loài nào khác trên hành tinh được cho là có tiếng kêu lớn như vậy trước mặt con mái. Âm thanh lớn ở khoảng cách gần khiến con chim mái có thể ảnh hưởng thính giác.

Tuy nhiên chính bởi âm thanh quá to, nhanh hết không khí trong phổi nên chúng không kéo dài thời gian một lần hót. "Bản nhạc tình" gần như âm thanh hai nhịp của một chiếc còi hơi.

Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang quan sát loài chim này để hiểu cách giúp chúng phát ra âm thanh lớn như thế từ chiếc cổ họng bé xíu. "Cơ bụng dày, mỏ mở rộng và cấu tạo khung xương sườn có thể là yếu tố then chốt cho âm thanh kêu lớn của chúng", giáo sư Jeff Podos nói.

MINH HẢI (THEO SCIENCE NEWS)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar