27/01/2018 13:36 GMT+7

Loại bỏ những chứng “hắt hơi, ho, sốt,…” để bé vui đón xuân

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Tết cũng là lúc xuất hiện nhiều dịch bệnh thường gặp ở trẻ em do đặc tính hoạt động mạnh của các loại virút gây bệnh vào thời điểm này.

Loại bỏ những chứng “hắt hơi, ho, sốt,…” để bé vui đón xuân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: giadinh.net

Tết đến thật là vui, không khí lễ hội sôi động, thời tiết thì mát mẻ dễ chịu. Ở mọi gia đình, các bậc cha mẹ đều mong cho con mình sẽ có một kỳ nghỉ tết thật vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm của nhiều dịch bệnh thường gặp ở trẻ em do đặc tính hoạt động mạnh của các loại virút gây bệnh vào thời điểm này và cũng do đặc tính của mùa xuân như có nhiều phấn hoa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao... gây nên một số bệnh dịch ở trẻ vào mùa xuân. Đừng để những khó chịu "hắt hơi, sổ mũi, sốt,…" làm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ trong mấy ngày xuân.

Tránh "cúm mùa" giúp bé vui xuân

Khi thời tiết trở lạnh vào xuân là thời điểm của dịch cúm xảy ra, bệnh gây ra những triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ ở trẻ. Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt và uống đủ nước. Trong một số trường hợp, cúm sẽ làm cơ thể trẻ yếu đi và bị bội nhiễm thêm các bệnh lý khác như viêm thanh khí phế quản (biểu hiện là khàn tiếng, thở mệt,…), viêm phế quản (khò khè, bứt rứt, ho đàm,...) hay nặng hơn là viêm phổi (suy hô hấp, sốt cao,…).

Tránh "cúm mùa" giúp bé vui xuân, các bậc cha mẹ quan tâm thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân khi chăm sóc bé và tránh không cho bé tiếp xúc gần với người bị bệnh. Hiện đã có vaccine phòng bệnh cúm mùa, bé sẽ được chích 2 liều cách nhau 1 tháng trong năm đầu tiên và nhắc lại mỗi năm 1 lần.

Tăng cường dinh dưỡng giúp trẻ loại bỏ "sốt phát ban"

Thời điểm này bé thường nhiễm các loại siêu vi gây sốt như rubella, parvovirus,… bệnh thường biểu hiện sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu, sau đó sốt sẽ giảm đi và hết hẳn vào ngày thứ 5,6 của bệnh. Lúc này trên người trẻ sẽ trổ ra những mảng ban hồng, lan từ mặt đến chân rồi lặn dần đi. Bệnh này thường khiến trẻ rất mệt mỏi, li bì và mất nước do sốt.

Hầu hết các vi rút gây sốt phát ban đều lây lan qua đường hô hấp nên quý phụ huynh có thể phòng tránh bằng đeo khẩu trang cho trẻ, tránh tiếp xúc với người bệnh, dùng các loại thức ăn uống giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng và đi khám bệnh ngay khi trẻ có biểu hiện sốt. Ngoài ra, quý phụ huynh còn có thể đưa trẻ đi chích ngừa sởi- quai bị- rubella từ 12 tháng tuổi.

Cho bé "ăn chín, uống sôi" phòng ngừa tiêu chảy cấp do rotavirus

Rotavirus là vi rút rất dễ lây lan vì chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng có thể gây bệnh cho trẻ. Bệnh thường biểu hiện đầu tiên bằng biểu hiện nôn ói nhiều lần trong 1-2 ngày đầu tiên, sau đó tình trạng ói sẽ bớt đi và trẻ bắt đầu tiêu chảy. Trẻ thường tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến cho trẻ nhanh chóng bị mất nước. Bệnh thường tự khỏi sau 5-6 ngày bệnh nếu trẻ được bồi hoàn nước đầy đủ. Tuy nhiên, việc bồi hoàn nước cho trẻ bị nhiễm rotavirus thường không dễ dàng do trẻ rất dễ bị nôn khi đút nước cho trẻ uống. 

Để phòng rotavirus, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến việc chế biến thức ăn cho bé phải đảm bảo nguồn nước sạch, ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm và các món ăn dễ bị nhiễm khuẩn, dễ mang mầm bệnh. Riêng đối với bé từ 6-8 tuần tuổi có thể cho trẻ uống vaccine ngừa bệnh.

Thủy đậu/trái rạ- Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh

Mùa xuân là thời điểm rất nhiều trẻ bị mắc bệnh thủy đậu. Do bệnh lây lan dễ dàng nên rất dễ gây ra dịch trong cộng đồng. Thủy đậu thường biểu hiện là bóng nước nhiều tuổi, nổi khắp cơ thể kể cả vùng niêm mạc như miệng, hậu môn. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày tuy nhiên trong một số trường hợp nhất là đối với trẻ nhỏ, thủy đậu có thể bội nhiễm gây nhiễm trùng huyết hay xâm lấn vào hệ thần kinh trung ương gây viêm não. Do đó, phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Quý phụ huynh có thể đưa trẻ chích ngừa trái rạ từ 12 tháng tuổi tại các cơ sở y tế.

Giúp bé tránh những tác nhân gây Viêm mũi dị ứng, hen phế quản

Vào mùa xuân phấn hoa rất nhiều, đây là tác nhân quan trọng gây ra các triệu chứng dị ứng của đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Viêm mũi dị ứng thường biểu hiện bằng ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi; hen phế quản thường biểu hiện bằng khò khè, thở rít, khó thở.  Đây thực sự là thời điểm vô cùng khó chịu cho những bé không may mắc những bệnh lý dị ứng này và cũng khiến cho các bậc phụ huynh rất mệt mỏi trong việc chăm sóc bé.

Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ trước hết là phải tránh các tác nhân có thể gây viêm mũi dị ứng như: Mang khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài; thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn mền, bao gối hàng tuần và phơi dưới nắng; tránh nuôi và tiếp xúc với các con thú như chó, mèo, những vật có lông…; tránh tiếp xúc với gió lạnh, khói, bụi, hơi hóa chất các loại; không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Đồng thời, việc chăm sóc mũi phải được thực hiện thường xuyên nhất là trong những thời điểm giao mùa hay lúc thời tiết thay đổi thất thường để tăng khả năng phòng bệnh.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nỗi sợ thứ Hai gây hại cho sức khỏe đến mức nào?

Không thích ngày thứ Hai? Đây không chỉ là nỗi sợ thông thường, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe.

Nỗi sợ thứ Hai gây hại cho sức khỏe đến mức nào?

Người đàn ông tại Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm

Từ biểu hiện đi ngoài ra máu, mệt mỏi, ăn uống kém, tại cơ sở y tế các bác sĩ phát hiện người đàn ông cùng một lúc mắc hai loại ung thư nguy hiểm.

Người đàn ông tại Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar