" />
27/03/2014 07:37 GMT+7

Lộ tên người thay bà Yingluck?

VIỆT PHƯƠNG
VIỆT PHƯƠNG

TT - Chính trường Thái Lan tăng nhiệt trở lại không chỉ bởi các cuộc biểu tình đang chuẩn bị trở lại mà còn vì những đồn đoán về một chính phủ lâm thời mới.

Các cuộc tuần hành vẫn diễn ra ở Bangkok, chuẩn bị cho đại biểu tình cuối tuần này - Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh Thủ tướng lâm thời Yingluck Shinawatra đang đứng trước nguy cơ bị phế truất vì vai trò của bà trong chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi, một lãnh đạo cốt cán của lực lượng áo đỏ vừa công bố danh sách được cho là gồm các ứng cử viên cho chức thủ tướng lâm thời trong trường hợp nữ thủ tướng phải ra đi.

Lãnh đạo áo đỏ thuộc Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD), ông Nattawut Saikuar, cũng là thứ trưởng lâm thời Bộ Thương mại, tuyên bố hôm đầu tuần rằng trong số các ứng cử viên trên có ủy viên hội đồng cơ mật (cố vấn cho nhà vua) Palakorn Suwannarat, cựu bộ trưởng quốc phòng kiêm cựu tổng tư lệnh lục quân Prawit Wongsuwon và cựu thủ tướng Anand Panyarachun. Theo báo Bangkok Post, ông Nattawut còn nói trong trường hợp xảy ra đảo chính, đương kim tổng tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha có thể sẽ trở thành thủ tướng lâm thời.

Chính phủ và áo đỏ lo lắng?

Thượng viện 150 người

Thượng viện Thái Lan là cơ quan phi đảng phái với 77 thành viên do dân bầu và số còn lại được một hội đồng chỉ định. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định cả chính phủ lâm thời và các đối thủ chính trị đều đang tìm cách sử dụng mọi chiến thuật ngăn không để các ứng cử viên thân phe kia thắng cử.

Giới quan sát nhìn nhận việc UDD công bố bản danh sách cho thấy sự quan ngại sâu sắc của Chính phủ Thái Lan và lực lượng áo đỏ. Theo Bangkok Post, các nhà phân tích chính trị tin rằng lực lượng biểu tình thuộc Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) đang trông đợi Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) và tòa án hiến pháp ra phán quyết phế truất chính phủ của bà Yingluck, từ đó việc thâu tóm quyền lực theo điều 7 của hiến pháp sẽ được xem như chính đáng, mở đường cho việc bổ nhiệm một thủ tướng lâm thời.

PDRC xưa nay vẫn cương quyết đi theo con đường lập một hội đồng của người dân, tiến hành cải tổ chính trị trước rồi mới tổ chức bầu cử và muốn những thành viên trong gia tộc của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra không tham gia chính trường nữa.

Theo The Nation, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban nói việc ông Nattawut công bố danh sách các ứng cử viên cho chức thủ tướng lâm thời là để làm nản chí những người này tham gia phong trào của PDRC trong việc thực thi cải cách đất nước trước khi tiến hành bầu cử.

UDD còn dọa sẽ tung ra danh sách thành viên nội các và quốc hội mà PDRC đang mong muốn để thực hiện mục tiêu cải tổ chính trị. Ông Nattawut nói ông tin rằng những ai đang tham gia các hoạt động của PDRC đều có ý đồ chính trị và việc công bố danh sách này sẽ giúp cho dư luận biết về kế hoạch bất chính của PDRC trong việc thành lập một “bè lũ quyền lực bí mật mới”. Ông Nattawut quả quyết có danh sách này thông qua các thông tin tình báo đáng tin cậy chứ không phải phỏng đoán. Trong khi đó, ông Suthep nói danh sách này là một sự tưởng tượng.

Tổng tư lệnh lục quân Prayuth đã tỏ ra không hài lòng khi tên ông bị công bố trong danh sách nghi vấn các ứng cử viên vào chức thủ tướng lâm thời và chỉ trích ông Nattawut xâm phạm đời tư. Ông Prayuth nói danh sách ông Nattawut đưa ra là dựa trên những phỏng đoán và kêu gọi lãnh đạo áo đỏ này đừng gây rắc rối nữa.

Cuộc đua vào thượng viện

Trong khi đó, cuộc bầu cử vào Thượng viện Thái Lan ngày 30-3 đang thu hút sự quan tâm không kém. Vấn đề ở chỗ trong vài tuần nữa, thượng viện sẽ quyết định việc luận tội một số nghị sĩ và thành viên nội các. Thượng viện đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ chuyển tiếp hiện nay khi hạ viện chưa được thành lập và chính phủ lâm thời đang đối mặt với nhiều đơn kiện bất lợi.

Sắp tới, NACC sẽ kết thúc việc điều tra chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi của chính phủ. Nếu NACC quyết định truy tố Thủ tướng Yingluck vì tội tắc trách, cơ quan này sẽ chuyển vụ việc lên thượng viện, nơi sẽ quyết định việc luận tội bà.

Thêm vào đó, nếu NACC đề xuất luận tội một số hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ ủng hộ sửa đổi hiến pháp trong đó có điều khoản quy định 100% thượng nghị sĩ đều do dân cử, vụ việc cũng sẽ bị đưa lên thượng viện. NACC bắt đầu điều tra vụ này sau khi tòa hiến pháp tháng 11 năm ngoái tuyên bản dự thảo hiến pháp kể trên là vi hiến.

Bangkok Post dẫn lời phó tổng thư ký Viện Vua Prajadhipok - ông Wuthisarn Tanchai - cho rằng cuộc đua vào thượng viện lần này không đến nỗi khốc liệt hay có gì hấp dẫn cả bởi nhiều nhân vật ưu tú đã từ chối tham gia.

VIỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản 'lao đao' vì lời tiên tri động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản 'lao đao' vì lời tiên tri động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trong sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia - nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar