25/02/2016 16:15 GMT+7

Lo ngại Trung Quốc, Úc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Chính quyền Úc quyết định tăng chi tiêu quốc phòng thêm 30 tỉ AUD (khoảng 21 tỉ USD) trong vòng 10 năm tới để bảo vệ các lợi ích thương mại và chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hai chiếc tàu quân sự HMAS Canberra (trái) và HMAS Adelaide ở căn cứ hải quân Garden Island tại Sydney - Ảnh: Reuters

Tại cuộc họp báo ở thủ đô Canberra ngày 25-2, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho biết chi tiêu quốc phòng của nước này đến năm 2021-2022 sẽ tăng lên 195 AUD, tương đương 2% GDP.

Số tiền này được dùng để mua các tàu chiến, xe chuyên chở quân sự bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên Úc mua máy bay không người lái nhằm tăng cường năng lực bảo vệ biên giới, chủ quyền hàng hải và hỗ trợ binh lính.

Ngoài ra, quân đội Úc cũng sẽ tăng lên 62.400 nhân lực, lớn nhất kể từ năm 1993. Đầu tư vào an ninh mạng cũng sẽ tăng lên với 1,6 tỉ AUD được dùng cho việc phát triển các vũ khí và công nghệ mới.

Theo thủ tướng Turnbull, kế hoạch chiến lược quốc phòng của nước này được xây dựng dựa trên sự biến đổi của an ninh khu vực, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chú trọng của Mỹ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương

“Mỹ sẽ vẫn là nước có sức mạnh quân sự mạnh nhất thế giới trong hai thập kỷ tới - Reuters dẫn lời ông Turnbull - Mỹ sẽ tiếp tục là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Úc trong mối quan hệ đồng minh lâu dài, và sự hiện diện năng động của Mỹ sẽ là nền tảng cho sự ổn định của khu vực”.

Trong khi đó, Úc cũng lo ngại trước tham vọng chiếm trọn Biển Đông, một tuyến giao thương quan trọng của thế giới.

Nữ Bộ trưởng quốc phòng Úc Marise Payne cho biết Canberra hoan nghênh sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc nhưng cảnh báo: “Là một nước lớn, Trung Quốc cần có các biện pháp trấn an các nước láng giềng bằng việc minh bạch hơn trong chính sách quốc phòng”.

Bà Payne khẳng định Úc sẵn sàng siết chặt quan hệ quốc phòng với Trung Quốc nhưng “các lợi ích chiến lược của chúng tôi có thể khác biệt liên quan đến một số vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực”.

Úc trong thời gian qua đã nhiều lần hối thúc Trung Quốc kềm chế xây dựng và quân sự hóa trên Biển Đông.

Giới phân tích nhận định báo cáo chi tiêu quốc phòng mới cho thấy Úc đang trong tình huống khó khăn để giữ cân bằng giữa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

“Úc phải cần một chính sách ngoại giao khéo léo và tinh tế để có thể cùng lúc cưỡi hai con ngựa - giáo sư James Curran của Đại học Sydney nói. Tôi nghĩ trong tương lai Úc sẽ khó làm cho Mỹ vui vẻ khi họ đang mong có thêm nhiều đồng minh trong khu vực”.

Phản ứng lại, Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 25-2 bày tỏ sự "bất mãn" với tuyên bố "tiêu cực" của Úc về vấn đề Biển Đông và sự phát triển quân sự của Bắc Kinh.

"Chúng tôi hy vọng Úc có cái nhìn đúng đắn và tích cực về định hướng chiến lược và phát triển của Trung Quốc" - người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói. Ông cũng khẳng định không có sự chạy đua quân sự tại khu vực.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar