12/11/2015 09:02 GMT+7

Lo ngại thu phí tràn lan

VIỄN SỰ (viensu@tuoitre.com.vn)
VIỄN SỰ ([email protected])

TT - Thảo luận về dự án Luật phí tại Quốc hội ngày 
11-11, các đại biểu đã cảnh báo phí và lệ phí cần được thu, chi hợp lý để người dân được thụ hưởng phúc lợi tương xứng.

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu, thảo luận về dự án Luật phí - Ảnh: V.D.

Theo các đại biểu, thu phí và lệ phí không phải dùng để bù đắp cho những thất thoát do tham nhũng, quản lý yếu kém.

“Phí, lệ phí phải hợp lý, không trở thành thuế thu nhập trá hình, làm giảm thu nhập hợp pháp của nhân dân. Không bù đắp cho tệ nạn tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước, trong sử dụng tiền thuế của dân. Tôi đề nghị phải đảm bảo nguyên tắc đó” - đại biểu Trương Trọng Nghĩa mở đầu bài phát biểu bằng đề nghị này.

Dân gặp Nhà nước, sao ở đâu cũng phải có tiền?

Cảnh báo về việc thu phí và lệ phí tràn lan, đặc biệt là phí giao thông, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng hiện đang có những dự án lạm thu phí của người dân, kể cả dự án BOT.

Trong đó, có nguyên nhân từ quản lý kém, tham nhũng, bắt người dân đóng phí vượt mức họ được hưởng thụ để bù thâm hụt.

Cho ý kiến về nguyên tắc chung trong thu phí và lệ phí, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng về cơ bản, dịch vụ công phải được chi bằng tiền thuế, nhất là những dịch vụ công mà toàn dân đều sử dụng.

“Theo nguyên tắc công bằng thì phí, lệ phí được trả bởi những người có nhu cầu sử dụng một số dịch vụ, mà những người khác không có nhu cầu đó. Những dịch vụ công khác Nhà nước phải đảm trách vì người dân đã phải đóng thuế rồi” - ông Nghĩa phân tích.

Cùng chia sẻ vấn đề này, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nói: “Bây giờ tôi thấy hầu như mối quan hệ nào của dân với Nhà nước cũng phải có tiền. Từ đi học, đi khám bệnh, đi đến chính quyền xin con dấu cũng mất tiền. Thế là thế nào?”.

Ông cho rằng cần tách bạch những dịch vụ hành chính thuần công với các dịch vụ khác. Với dịch vụ hành chính thuần công thì không nên quy định thu phí, vì đây là nhiệm vụ của chính quyền.

Còn những dịch vụ khác như dịch vụ công cộng, công ích thì Nhà nước có thể cung cấp hoặc chuyển giao cho các cơ sở ở ngoài thực hiện.

“Vì vậy, tôi đề nghị rà lại để bỏ những loại phí đưa ra khỏi danh mục những loại thuần công” - đại biểu Tô Văn Tám nhấn mạnh.

Thụ hưởng phải tương xứng với nộp phí

Để tránh việc phát sinh quá nhiều loại phí, lệ phí, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) bày tỏ sự nhất trí cao với việc đưa ngay vào trong luật danh mục phí và lệ phí.

Theo ông: “Quy định như vậy là rõ ràng, phù hợp với Hiến pháp và bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân, khắc phục tình trạng ban hành tràn lan phí và lệ phí như hiện nay”.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến nguyên tắc thu phí, lệ phí vẫn chưa được các đại biểu nhất trí.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) nhắc ban soạn thảo một vấn đề mang tính quy tắc trong kinh tế, đó là dự thảo không hề quy định nơi thu phí phải đáp ứng được mức độ thụ hưởng tương xứng với số tiền mà người dân nộp.

Đại biểu Tuyết nói dự thảo chỉ quy định khi nộp phí và lệ phí người dân được nhận hóa đơn là chưa đầy đủ và cần phải bổ sung quy định về mức thụ hưởng tương xứng, về quyền đề nghị được đáp ứng đúng với số tiền đã đóng phí.

Đa số đại biểu đã đồng ý việc đưa học phí và viện phí ra khỏi danh mục phí và thực hiện theo cơ chế giá.

Phân tích điều này, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) cho rằng Nhà nước đang khuyến khích xã hội hóa các dịch vụ này để nâng cao chất lượng. Do đó cần chuyển viện phí, học phí sang cơ chế giá để đảm bảo cho các cơ sở cung cấp dịch vụ tính đúng tính đủ vào giá.

VIỄN SỰ ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar