25/11/2021 10:00 GMT+7

Lo ngại ‘dịch chồng dịch’ khi thời tiết giao mùa và mối nguy với người có bệnh nền

P.Q
P.Q

Trong khi dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp thì dịch sốt xuất huyết cũng đang hoành hành và có chiều hướng gia tăng khi thời tiết giao mùa với những cơn mưa ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền dịch.

Lo ngại ‘dịch chồng dịch’ khi thời tiết giao mùa và mối nguy với người có bệnh nền - Ảnh 1.

Người có bệnh lý nền là đối tượng có nguy cơ bệnh trở nặng cao khi mắc sốt xuất huyết

Người cao tuổi, những người có bệnh nền… sẽ là đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nếu mắc bệnh.

Cả COVID-19 và sốt xuất huyết đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus và có những triệu chứng ban đầu giống nhau như: đau nhức xương khớp, sốt, ớn lạnh, đau đầu… Giữa bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, nhiều người bị sốt xuất huyết có thể sẽ chủ quan chỉ nghĩ đến COVID-19 mà bỏ qua việc thăm khám xét nghiệm dẫn đến tình trạng có thể điều trị sai hoặc muộn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chỉ trong vài tuần, Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng như viêm túi mật cấp, xuất huyết nội tạng, bệnh nền,…. Trong đó, có trường hợp sốt xuất huyết diễn tiến theo hướng nghiêm trọng, bởi bệnh nhân tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà, kết cùng bệnh nền lao phổi có sẵn. Dẫn tới khi nhập viện, có bệnh nhân trong tình trạng tiểu cầu giảm còn 10g/l, men gan tăng gấp 4,5 lần.

Chủ động phòng tránh "dịch chồng dịch"

Theo các chuyên gia khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, song song với chống COVID-19 cũng cần lưu ý phòng các dịch bệnh theo mùa để tránh bùng phát thành dịch sẽ rất nguy hiểm.

Sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đau mỏi người. Mọi độ tuổi, mọi giới tính đều có thể mắc bệnh. Đặc biệt, người cao tuổi, trẻ em và người có bệnh nền là những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh.

Những người bệnh mắc sốt xuất huyết trên bệnh nền có sẵn như suy gan, suy thận, những bệnh liên quan tới đông máu, kết hợp với tiểu cầu giảm, có thể khiến xuất hiện những biến chứng nguy hiểm làm bệnh nền trở nặng hơn hoặc các bệnh có sẵn làm sốt xuất huyết nặng hơn.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân sốt xuất huyết trên nền bệnh kèm theo như tiểu đường, tăng huyết áp, suy gan, suy thận, béo phì, các bệnh mãn tính, xơ gan,... sẽ có những diễn biến nặng hơn so với bệnh nhân không có bệnh phối hợp. Bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ diễn biến nặng theo cùng với bệnh nền có sẵn của người bệnh.

Bởi vậy, với những người có bệnh nền, cần phải đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. "Khi bị sốt xuất huyết, việc đầu tiên là cần phải đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh. Bởi khi nhập viện sớm sẽ giúp giảm bớt thời gian điều trị bệnh.

Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân nên bù nước, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi, ăn đồ lỏng. Khi nhiệt độ tăng cao trên 38,5 độ, sử dụng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol. Nếu sốt dưới 38,5 độ chỉ chườm ấm, uống đủ nước và bù điện giải", TTƯT. TS. BSCC. Phạm Thị Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, chia sẻ.

Sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Theo khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như:

- Loại bỏ vật trung gian truyền bệnh bằng cách diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy ở khu vực mình sinh sống. Phun hóa chất diệt muỗi định kỳ.

- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống như đậy kín các dụng cụ chứa nước, cọ rửa và thay nước ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng.

- Sử dụng màn khi ngủ. Làm rèm che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà. Mặc quần áo đài tay khi ngủ.

- Sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi vào sáng sớm và chiều tối.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn quy tụ đội ngũ chuyên gia trình độ cao, nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống bệnh nặng, trường hợp bệnh nhân đặc biệt như có bệnh nền, người cao tuổi,.... Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, Đức,.... Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, thân thiện, chăm sóc người bệnh như người nhà.

Lo ngại ‘dịch chồng dịch’ khi thời tiết giao mùa và mối nguy với người có bệnh nền - Ảnh 2.

Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn

Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn quý khách vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn - 52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Hotline 091 585 0770 hoặc Tổng đài 1900 599 858

P.Q

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar