22/12/2022 05:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lỗ hơn 31.300 tỉ, EVN đứng trước áp lực tăng giá điện ngay trong năm 2022

NGỌC AN
NGỌC AN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa gửi kiến nghị tới Bộ Công Thương về việc điều chỉnh tăng giá điện ngay trong năm 2022 trước áp lực chi phí đầu vào tăng mạnh khiến tập đoàn này lỗ lên tới hơn 31.300 tỉ đồng trong năm nay.

Lỗ hơn 31.300 tỉ, EVN đứng trước áp lực tăng giá điện ngay trong năm 2022 - Ảnh 1.

Chi phí mua điện từ các nhà máy điện than và năng lượng tái tạo tăng cao tạo áp lực lớn lên giá thành sản xuất kinh doanh điện - Ảnh: C.T.

Tại hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch năm 2023 do EVN tổ chức ngày 21-12, con số lỗ ước tính trong năm 2022 được chính thức công bố với 31.360 tỉ đồng, mức lỗ kỷ lục của tập đoàn này, gây áp lực không nhỏ lên tình hình tài chính của ngành điện.

Tiết giảm chi phí, cắt giảm lương...

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) là một trong những đơn vị trực thuộc EVN có số lỗ lớn, lên tới 4.700 tỉ đồng. Bà Đỗ Nguyệt Ánh, chủ tịch HĐQT tổng công ty, chia sẻ với Tuổi Trẻ rằng giá mua điện theo kế hoạch là 1.809 đồng/kWh, song giá thực tế lên tới 2.400 đồng/kWh, tăng khoảng 685 đồng/kWh, khiến doanh nghiệp phải chi thêm 3.700 tỉ đồng. Để giảm lỗ, EVNNPC không những phải tiết giảm một loạt chi phí như sửa chữa lớn mà còn cắt giảm lương cán bộ, công nhân chỉ bằng 62% so với năm 2021...

Nhiều hộ sản xuất công nghiệp lớn tại miền Bắc cắt giảm sản xuất đã ảnh hưởng tới lượng điện tiêu thụ, do hộ công nghiệp chiếm tới 65% tổng sản lượng. Đơn cử như Hòa Phát dừng hoạt động 4 lò sản xuất thép, hộ xi măng sản xuất cầm chừng. Theo EVNNPC, tổng sản lượng điện thương phẩm theo kế hoạch năm 2022 là hơn 89 tỉ kWh nhưng thực tế chỉ đạt được 85,4 tỉ kWh, lần đầu ghi nhận mức tăng trưởng thấp trong nhiều năm trở lại đây với chỉ hơn 5%.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Ninh, giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), cho biết vận hành thị trường điện năm 2022 gặp nhiều khó khăn khi có tới 30 - 40% tổ máy tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. So sánh từ năm 2019 đến nay, giá công suất đã lên con số kỷ lục, gần 380 đồng/kWh, tăng gần 252% so với 2021 và tăng gần 3 lần so với 2020. Mức giá trần trên thị trường cũng đạt con số kỷ lục với 1.612 đồng, tăng 7% so với 2021 và tăng 19% so với 2019.

Vì thế, theo ông Ninh, giá thanh toán trên thị trường điện (gồm giá công suất và giá trần) cho mỗi kWh so với 2021 tăng 19,8% và so với 2019 đã tăng 36%, do giá nhiên liệu đầu vào tăng. Mặc dù đã lập kế hoạch trên thị trường điện từ đầu 2022 với giá than bình quân khoảng 140 USD/tấn, nhưng theo ông Ninh, giá than tăng vọt từ mức 120-140 USD/tấn vào đầu năm và đang ở mức gần 400 USD/tấn, tạo áp lực lớn lên chi phí giá thành.

Để tối ưu chi phí, ông Ninh cho biết đã huy động tối đa nguồn thủy điện có giá thấp hơn với sản lượng lớn lên tới 95-96 tỉ kWh, cao nhất trong 10 năm, trong khi kế hoạch chỉ là 12,5 tỉ kWh. "Nhưng do cơ cấu nguồn huy động từ thủy điện năm nay chỉ khoảng 36%, giảm so với các năm trong khi nguồn than và năng lượng tái tạo chiếm tỉ trọng lớn, cùng với giá nhiên liệu biến động... khiến chi phí giá thành cao", ông Ninh nói.

Phải tiết giảm chi phí nhiều hơn...

Trước những áp lực chi phí đầu vào, ông Nguyễn Tài Anh, phó tổng giám đốc EVN, kiến nghị Bộ Công Thương chấp thuận và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định để giảm bớt khó khăn, đảm bảo cân bằng tài chính, áp dụng cơ chế thị trường với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Tăng cường khai thác than trong nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Mặc dù tập đoàn này đã tiết giảm tối đa chi phí, tiết kiệm các khoản chi lên tới 33.445 tỉ đồng, nhưng áp lực tài chính vẫn đè nặng trong thời gian tới.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo của EVN cho rằng nếu giá điện được chấp thuận điều chỉnh tăng 10%, với mức doanh thu của tập đoàn năm 2022 là 460.700 tỉ đồng, nguồn thu tăng thêm sẽ tương ứng là 46.000 tỉ đồng. Nguồn thu tăng thêm chỉ đủ bù đắp cho các chi phí phát sinh của năm 2023, trong khi khoản lỗ năm 2022 lên tới trên 31.300 tỉ đồng, chưa kể các khoản lỗ tỉ giá trước đó còn treo lại sẽ chưa thể được bù đắp. Do đó, EVN đã báo cáo Chính phủ và các bộ ngành liên quan sớm có giải pháp điều chỉnh giá điện để tập đoàn giảm bớt khó khăn và cân đối tài chính.

Đồng tình với đề xuất của EVN về việc điều chỉnh giá điện, song ông Nguyễn Hoàng Anh - chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - cho rằng việc EVN lỗ trên 31.300 tỉ đồng là "rất đáng lưu tâm". Cũng bởi chi phí đầu vào tăng không ngừng trong khi chi phí đầu ra không đảm bảo được "là không ổn", nên ông Hoàng Anh đề nghị các cơ quan ban ngành liên quan có thêm ý kiến, tạo sự đồng thuận, người dân chia sẻ với khó khăn của tập đoàn, để đảm bảo hoạt động bền vững sau này.

Tuy vậy, theo ông Hoàng Anh, EVN cần có những đánh giá, họp bàn để đưa ra giải pháp khắc phục tồn tại, chủ động đưa ra giải pháp tối ưu hóa công tác quản trị, tiết giảm chi phí nhiều hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. "Công tác xây dựng kế hoạch năm 2022 còn chậm, thực tiễn phát sinh chênh lệch lớn, nên doanh nghiệp cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, có báo cáo sớm hơn, tính đến các yếu tố, đánh giá hết những khó khăn xảy ra, tránh để con số lỗ lớn như vậy là không nên và không cần thiết" - ông Hoàng Anh nói.

Cũng theo ông Hoàng Anh, EVN cần kịp thời ứng biến với tình hình thực tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, trong đó có vấn đề tăng giá điện. Cần rút kinh nghiệm và tính toán theo chu kỳ, các yếu tố tác động đến chi phí đầu vào. "Với những bất cập trên thị trường điện cạnh tranh, cần đánh giá kỹ lưỡng, tổng hợp số liệu nhằm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về mô hình này để vận hành tốt hơn, ký hợp đồng dài hạn về cung cấp than, khí…", ông Hoàng Anh đề nghị.

Gặp khó do giá nhiên liệu tăng cao

Giá bán lẻ điện bình quân hiện nay là 1.864 đồng/kWh nhưng theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, giá nhiên liệu biến đổi liên tục, tăng cao ở các nhà máy.

Cụ thể, mức giá dao động từ 1.900 - 2.000 đồng/kWh, thậm chí nhiều tổ máy có giá lên tới 3.000 - 4.000 đồng/kWh (gồm giá biến đổi cộng với giá toàn phần).

Điều này dẫn tới nhiều tổ máy chạy than nhập khẩu trong giai đoạn vừa rồi không được vận hành do quá đắt, nhưng nhiều trường hợp vẫn phải vận hành để đảm bảo cung ứng điện.

EVN chờ quyết định tăng giá điện

Trả lời Tuổi Trẻ, tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân xác nhận đã đề xuất điều chỉnh giá điện và cảnh báo nguy cơ mất cân đối dòng tiền của EVN có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của nhà máy điện, an toàn hệ thống điện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Giá vàng thế giới lao dốc mạnh

Lúc 20h30 hôm nay, 16-5, giá vàng thế giới đã bốc hơi đến 62,8 USD/ounce, quy đổi chỉ tương đương khoảng 100 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới lao dốc mạnh

Giá cà phê thế giới biến động trái chiều, tại Việt Nam giá ra sao?

Giá cà phê giao dịch trên sàn thế giới có những biến động trái chiều khi giá Robusta giảm thêm, còn cà phê Arabica lại tăng.

Giá cà phê thế giới biến động trái chiều, tại Việt Nam giá ra sao?

Phát triển kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được miễn thuế thu nhập 3 năm

Dự kiến sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Phát triển kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được miễn thuế thu nhập 3 năm

Mỏ Đại Hùng: Từ dự án chuyển giao 1 USD đến khả năng làm chủ biển sâu của người Việt

Có thời điểm tưởng chừng phải dừng khai thác, nhưng hơn hai thập kỷ, dự án mỏ Đại Hùng pha 3 đã trở thành công trình biểu tượng ngành dầu khí.

Mỏ Đại Hùng: Từ dự án chuyển giao 1 USD đến khả năng làm chủ biển sâu của người Việt

Bảo hiểm PJICO đột ngột cho nhiều 'sếp lớn' thôi chức

PJICO - hãng bảo hiểm top đầu khối phi nhân thọ, xem việc bán bảo hiểm xe cơ giới là 'nghiệp vụ xương sống', vừa có sự thay đổi lớn trong dàn nhân sự cấp cao.

Bảo hiểm PJICO đột ngột cho nhiều 'sếp lớn' thôi chức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar