01/11/2020 11:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lo cho trẻ đến trường

TRẦN MAI - THÁI BÁ DŨNG - QUANG ĐỊNH
TRẦN MAI - THÁI BÁ DŨNG - QUANG ĐỊNH

TTO - Bão chồng bão, lũ chồng lũ trong suốt hai tháng qua đã khiến các tỉnh miền Trung tơi tả. Chưa kịp trở tay sau cơn bão số 5, các tỉnh từ Hà Tĩnh tới Quảng Ngãi lại phải mệt mỏi với những trận lũ chưa từng có.

Lo cho trẻ đến trường - Ảnh 1.

Phụ huynh một trường mầm non ở TP Quảng Ngãi tận dụng tôn lợp lại mái cho dãy phòng học - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Mưa lũ kéo dài và nối tiếp nhau đã khiến hàng trăm người chết, nhà cửa, cầu cống, đường sá lẫn trường học xơ xác khắp nơi.

Tại Quảng Ngãi, hơn 60% trường học tốc mái, việc đón trẻ đến trường sau bão phải dời qua ngày khác. Các thầy cô vừa chạy đua dọn dẹp ngổn ngang vừa chăm sóc học trò vốn đã tả tơi kiệt sức vì lũ. 

Tại Quảng Trị, Huế, Quảng Bình... học trò phải đến trường trong bê bết bùn đất, trong những "đôi cánh" ướt sũng và những giờ học đầy nỗi âu lo thấp thỏm khi một cơn bão nữa lại sắp về.

Lo cho trẻ đến trường - Ảnh 2.

Trường THCS xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng sau bão số 9 - Ảnh: Q.ĐỊNH

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết các trường học đang khẩn trương dọn dẹp để đưa trẻ đến trường, dù vậy tới ngày 31-10 một số trường vẫn chưa thể tổ chức học trở lại. Xót xa nhất là nhiều học sinh mất cha mẹ trong các vụ sạt lở núi. 

Ở một số huyện, lũ về quá nhanh, nhà cửa vùi trong đất đá nên nhiều ngày qua học sinh phải đến trường trong cảnh không có quần áo tươm tất, không có sách vở, thầy cô và bạn bè phải quyên góp để giúp đỡ để các em gặp hoạn nạn được đến trường.

Việc dạy và học của thầy và trò chưa bao giờ gian nan như hai tháng qua!

Lo cho trẻ đến trường - Ảnh 3.

Trường mầm non Tịnh Khê (Quảng Ngãi) bị bão thổi bay mái - Ảnh: Q.ĐỊNH

Lo cho trẻ đến trường - Ảnh 4.

Giáo viên Trường THCS Tân Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) dọn dẹp lớp học - Ảnh: NG.KHÁNH

Lo cho trẻ đến trường - Ảnh 5.

Cán bộ, chiến sĩ thuộc tiểu đoàn CSCĐ 3 - Trung đoàn CSCĐ Bắc Trung Bộ dọn dẹp lại một trường bị lụt ở Quảng Bình - Ảnh: NG.KHÁNH

Lo cho trẻ đến trường - Ảnh 6.

Tôn - quà của bạn đọc Tuổi Trẻ - đã đến với Trường mầm non Tịnh Khê (Quảng Ngãi). Hôm nay trường lợp lại mái và đón học sinh từ ngày 2-11 - Ảnh: Q.ĐỊNH

Lo cho trẻ đến trường - Ảnh 7.

Nhà không còn, con gái anh Bling Phấn (huyện Nam Giang, Quảng Nam) đến trường không sách vở, quần áo lấm bùn - Ảnh: B.D.

Lo cho trẻ đến trường - Ảnh 8.

Nhặt nhạnh lại sách vở của con sau khi nước lũ rút ở Quảng Nam - Ảnh: B.D.

Trở lại trường, ai cũng lo toan

TTO - Hàng trăm trường học ở miền Trung oằn mình chịu đựng những trận bão lũ liên tiếp với thiệt hại rất lớn. Tái thiết hoạt động dạy học thế nào khi nhiều trường không còn bàn ghế, học sinh không còn sách vở?

TRẦN MAI - THÁI BÁ DŨNG - QUANG ĐỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar