01/05/2017 10:30 GMT+7

Livestream cả phim chiếu rạp: Phương tiện thông minh - ý thức tồi

NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG
NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

TTO - Gần đây, bộ phim Em chưa 18 (đạo diễn Lê Thanh Sơn) bị khán giả của suất chiếu sớm livestream (phát trực tiếp) trên Facebook lại “hâm nóng” dư luận chuyện phát tán phim trên mạng.

Khán giả đã livestream bộ phim Em chưa 18 trên Facebook - Ảnh chụp từ Facebook nhân vật

Trước giờ, việc xem lậu một bộ phim có bản quyền vừa mới ra rạp hình như đã thành chuyện “xưa như quả đất”!

Khán giả vô ý hay rạp quản lý kém?

Ngay sau khi được phản ảnh phát hiện một khán giả nữ đang phát trực tuyến bộ phim Em chưa 18 trên Facebook tại cụm rạp CGV Cần Thơ ngay trong suất chiếu sớm, nhiều người trong êkip của đoàn phim như nam diễn viên Kiều Minh Tuấn, Will 365 và nhà sản xuất Charlie Nguyễn đều lên tiếng phản đối hành động này.

“Tôi thật sự cảm thấy buồn vì ý thức của những bạn trẻ này. Không chỉ nói riêng cho bộ phim và việc phạm luật, những gì họ đang làm sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho cả nền điện ảnh mà trong đó có cả họ là khán giả” - đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ.

Tuy nhiên, chính nữ khán giả đó sau khi bị phát hiện và bị yêu cầu xử lý lại tỏ thái độ bất cần và có những phản ứng tục tĩu đối với những góp ý của cư dân mạng.

Trước đó, có nhiều phim Việt từng là nạn nhân của việc xâm hại bản quyền trên mạng như: bản full HD Bụi đời Chợ Lớn 60 phút từng xuất hiện tràn lan trên các trang phim dù chưa ra rạp, Chạy đi rồi tính vừa ra rạp đã liên tục bị khán giả phát livestream trên Facebook. Tấm Cám - chuyện chưa kể, Vòng eo 56... cũng khiến nhà sản xuất đau đầu vì bị phát tán trên mạng.

Một thực tế cho thấy việc quản lý chặt chẽ rạp chỉ diễn ra tại nhiều cụm rạp ở Sài Gòn, Hà Nội. Còn ở một số nơi khác, việc quản lý rạp lại “thoáng” hơn.

Kaity Nguyễn của Em chưa 18, một phim mới chiếu suất trước khi ra mắt đã bị livestream.

Bảo vệ bản quyền, chuyện không bao giờ cũ

Ông Hà Thân, tổng giám đốc Công ty cổ phần tin học Lạc Việt, cho biết để hạn chế việc sao chép bản quyền, nhiều đơn vị đã áp dụng công nghệ như mã hóa đoạn văn, chống cho copy bằng chữ và hình ảnh...

Thậm chí còn có công nghệ phát hiện sự sao chép, có thể phát hiện đoạn văn đó sao chép từ đâu. “Nhưng công nghệ chỉ có thể giúp được phần nào và đúng lúc đúng chỗ. Quan trọng là phải có sự can thiệp của luật pháp.

Tuy nhiên đối với thủ phạm vi phạm bản quyền chính là các chuyên gia công nghệ thì cũng... bó tay” - ông Hà Thân nói.

Ông Hà Thân cũng cho rằng vấn đề thực thi luật pháp trong việc bảo vệ bản quyền còn lỏng lẻo, trong khi đã có những văn bản pháp lý chỉ rõ nếu phát hiện những văn hóa phẩm bị sao chép thì có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ Internet ngưng dịch vụ đó lại.

Bức xúc trước vấn đề này, luật sư Phan Vũ Tuấn thấy khó hiểu tại sao người xem không chịu bỏ ra vài chục ngàn ra rạp để thưởng thức một bộ phim hoành tráng, mà lại thích xem phim lậu với hình ảnh nhòe nhoẹt trên mạng?

Bởi trong nhiều bộ phim được phát tán trên các website, có rất nhiều bộ phim mới công chiếu, thậm chí là “bom tấn” như Kong: Skull Island, Fast and furious...

Luật sư Phan Vũ Tuấn cũng nhận xét công nghệ giờ đây thay đổi quá nhanh, đặc biệt với phần mềm live broadcast (truyền hình trực tuyến), càng tạo điều kiện dễ dàng cho việc vi phạm bản quyền và phát tán trên mạng.

Theo luật sư Phan Vũ Tuấn, việc xử lý các vi phạm về bản quyền sách, phim... không khó, nhờ vào các quy định pháp luật hiện hành và tùy mức độ nặng nhẹ.

“Việc chia sẻ một cuốn sách, một bộ phim lên mạng không chỉ khiến đơn vị xuất bản hoặc đơn vị sản xuất phim thất thu một cuốn sách, một lượt vé xem phim, mà có thể dẫn tới thất thu hàng ngàn, hàng triệu cuốn sách, hoặc hàng trăm ngàn, hàng triệu lượt vé xem dựa theo lượt chia sẻ, hoặc được lưu lại, phát tán bằng các hình thức khác.

Lúc đó, đơn vị sản xuất bị xâm phạm hoàn toàn có thể khởi kiện và yêu cầu đền bù những thiệt hại trên” - luật sư Tuấn nói.

Luật sư Tuấn cũng cho biết có thể căn cứ vào văn bản pháp luật đã có để ngăn chặn chuyện xâm hại bản quyền. Tuy nhiên, ngoài việc nỗ lực bảo vệ bản quyền bằng công nghệ, bằng pháp luật, việc nâng cao ý thức người dân về vấn đề bản quyền mới là quan trọng nhất.

Khi được hỏi ý kiến về việc chống nạn quay phim trực tuyến vi phạm bản quyền tại rạp phim, có khán giả đã đề xuất lắp thiết bị phá sóng trong rạp, vừa khỏi lo ngại phim bị quay lậu, vừa ngăn được một số khán giả sử dụng điện thoại trong rạp.

Tuy nhiên, đây không hẳn là một ý tưởng khả thi vì còn rất nhiều vấn đề khác phải bàn...

NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar