06/09/2023 14:49 GMT+7

Liên tục ca tử vong do đột quỵ: Cấp cứu cho người đột quỵ trước khi tới bệnh viện thế nào?

Ngoài những cách sơ cứu cơ bản cho người đột quỵ trong lúc chờ xe cấp cứu, nhiều người thắc mắc không biết người bệnh trong tình huống nào cần hồi sức tim phổi và trình tự thao tác ra sao?

Hành khách gọi xe cấp cứu khi thấy tài xế N.T.B. bị đột quỵ khi đang lái xe chở khách từ TP.HCM đến thị xã La Gi (Bình Thuận) vào sáng 2-9 - Ảnh cắt từ đoạn video camera hành trình trên xe Vinh Hoa ghi lại

Hành khách gọi xe cấp cứu khi thấy tài xế N.T.B. bị đột quỵ khi đang lái xe chở khách từ TP.HCM đến thị xã La Gi (Bình Thuận) vào sáng 2-9 - Ảnh cắt từ đoạn video camera hành trình trên xe Vinh Hoa ghi lại

Liên tục có nhiều trường hợp bị đột quỵ khi đang làm việc và tử vong ngay sau đó, khiến người dân lo lắng về "sát thủ thầm lặng" này. Việc sơ cứu người đột quỵ trong thời gian chờ xe cấp cứu là rất cần thiết, nhưng thực tế không phải ai cũng nắm rõ và không biết có nên hồi sức tim phổi (CPR) cho bệnh nhân hay không.

PGS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) - cho biết bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân đến bệnh viện đủ sớm, trước khi tế bào não hủy hoại quá nhiều.

Tuy nhiên đến nay số lượt bệnh nhân đến bệnh viện trong "thời gian vàng" còn rất ít, với tỉ lệ chỉ chiếm hơn 14% (trước đây là 10%), làm giảm hiệu quả điều trị rất nhiều.

Theo đó, "thời gian vàng" để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là 6 giờ. Thời gian tốt nhất 3 giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ. Từ 4,5 - 6 giờ chỉ còn có thể áp dụng thông mạch bằng dụng cụ rút huyết khối. 

Nếu muộn hơn, không còn thông mạch được nữa thì việc điều trị rất khó khăn, khả năng tiên lượng xấu rất cao.

Bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) thăm khám, đánh giá khả năng phục hồi sau đột quỵ cho một bệnh nhân - Ảnh: XUÂN MAI

Bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) thăm khám, đánh giá khả năng phục hồi sau đột quỵ cho một bệnh nhân - Ảnh: XUÂN MAI

Diễn tiến ngừng tim, ngừng thở mới hồi sức tim phổi ngoại viện

Khi phát hiện người đột quỵ cần làm gì? Bác sĩ Nguyễn Văn Phước - khoa nội tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) - hướng dẫn người dân nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất.

Trong thời gian chờ xe cấp cứu, cần cho bệnh nhân nằm nghiêng trên nền phẳng (nếu bệnh nhân có nguy cơ nôn, sặc), đo SPO2 nếu có thiết bị, nới lỏng quần áo thoáng mát...

Không cho bệnh nhân ăn uống hay dùng bất kỳ loại thuốc nào. Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp dân gian như cạo gió, chích lể 10 đầu ngón tay hay vắt chanh vào miệng...

Với bệnh nhân đột quỵ nặng sẽ có nguy cơ diễn tiến tới ngừng tim, ngừng thở. Khi đó cần được hồi sinh tim phổi ngoại viện (xoa bóp tim ngoài lồng ngực). Nếu trường hợp bệnh nhân còn thở, bắt mạch còn đập thì không có chỉ định ép tim.

Bác sĩ Phước cho rằng ngừng tim, ngừng thở ngoại viện là vấn đề đáng quan tâm. Ở nước ngoài thường có các máy sốc điện đặt ở nơi công cộng và người dân cũng được tập huấn nhiều, còn tại nước ta thì chưa.

Hồi sức tim phổi thế nào khi bệnh nhân bị ngừng tim, ngừng thở

Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết hồi sinh tim phổi là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích trong nhiều tình huống cấp cứu khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc ngưng tim.

Khi tim ngừng đập, tình trạng thiếu máu có oxy trong vòng vài phút có thể gây tổn thương não không hồi phục. Tử vong sẽ xảy ra trong vòng 8 - 10 phút.

Nếu bệnh nhân có 1 trong 3 dấu hiệu: bất tỉnh, ngưng thở hay thở ngáp, không bắt được mạch thì hãy gọi cấp cứu 115 trước khi tiến hành hồi sinh tim phổi.

1. Nhấn ép tim ngoài lồng ngực phục hồi tuần hoàn máu

- Đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân, giữa các xương sườn. Đặt tay kia lên trên tay này. Giữ cho lông mày của bạn thẳng và tư thế bả vai thẳng góc với bàn tay.

- Dùng sức nặng của thân trên (chứ không phải chỉ của cánh tay) khi bạn ấn thẳng lồng ngực xuống sâu ít nhất khoảng 5cm. Ấn mạnh và nhanh với tần số ít nhất 100 lần/phút.

- Sau khi ấn 30 cái, đẩy đầu ngửa ra sau và nâng cằm lên để mở đường thở. Chuẩn bị hà hơi thổi ngạt. Kẹp chặt mũi và thổi vào miệng nạn nhân trong 1 giây.

- Nếu nạn nhân chưa cử động sau 5 chu kỳ (khoảng 2 phút) và có sẵn máy khử rung tim ngoài tự động, hãy mở máy và làm theo hướng dẫn. Nếu bạn chưa được đào tạo về cách sử dụng máy khử rung, nhân viên trực tổng đài cấp cứu có thể hướng dẫn cho bạn.

2. Đường thở: Làm thông đường thở

- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc. Quỳ xuống cạnh cổ và vai nạn nhân.

- Mở thông đường thở của nạn nhân bằng cách đẩy cằm lên. Đặt lòng bàn tay bạn lên trán của nạn nhân và đẩy nhẹ xuống. Sau đó dùng tay kia đẩy nhẹ cằm ra trước để mở thông đường thở.

- Kiểm tra nhịp thở bình thường, tiến hành nhanh, không quá 10 giây: Tìm cử động của ngực, nghe tiếng thở và cảm nhận hơi thở của nạn nhân vào má hoặc tai bạn. Nếu nạn nhân không thở bình thường hoặc bạn không dám chắc, hãy bắt đầu hà hơi thổi ngạt kiểu miệng - miệng.

3. Thổi ngạt cho nạn nhân

- Hà hơi thổi ngạt có thể thực hiện theo kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi nếu miệng bị tổn thương nặng hoặc không thể mở được. Khi đường thở đã thông, hãy kẹp chặt mũi nạn nhân để hà hơi thổi ngạt miệng - miệng và áp miệng bạn vào miệng nạn nhân.

- Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Thổi ngạt hơi thứ nhất - kéo dài một giây và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm ngửa lên trên lại và thổi ngạt lần thứ hai.

- Tiếp tục nhấn ép tim ngoài lồng ngực.

Đột quỵ tử vong liên tục, làm sao tránh?

Đột quỵ tiếp tục khiến nhiều người lo lắng khi bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Nhiều người đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Cách phòng ngừa đột quỵ và sơ cứu người đột quỵ?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Các triệu chứng thường khởi phát sau khoảng 15-30 phút nằm nghỉ, đặc biệt vào ban đêm, nặng hơn là khi ngồi lâu.

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Cam có hàm lượng vitamin C cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Liên tiếp 2 vụ điện giật vào mùa mưa làm 1 người chết tại TP.HCM

Trung tâm Cấp cứu 115 đã liên tục tiếp nhận nhiều ca tai nạn do điện giật, phần lớn xuất phát từ sự chủ quan với thiết bị điện hư hỏng.

Liên tiếp 2 vụ điện giật vào mùa mưa làm 1 người chết tại TP.HCM

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi

Hệ miễn dịch suy yếu khi tuổi tăng cao khiến cơ thể dễ mắc phải những bệnh nguy hiểm. Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi

Còn 'lỗ hổng' trong kiểm soát thực phẩm chức năng

Dù cơ quan quản lý khẳng định đã có nhiều biện pháp kiểm soát, thực tế cho thấy việc quản lý lĩnh vực này còn nhiều lỗ hổng.

Còn 'lỗ hổng' trong kiểm soát thực phẩm chức năng

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar