02/05/2023 10:50 GMT+7

Liên minh toàn cầu đua tìm 100.000 loài sinh vật biển mới

Một liên minh toàn cầu gồm các nhà khoa học và nhà thám hiểm bắt đầu chạy đua với thời gian để tìm ra ít nhất 100.000 loài sinh vật biển mới trong thập kỷ tới.

Liên minh toàn cầu đua tìm 100.000 loài sinh vật biển mới - Ảnh 1.

Các nhà khoa học sử dụng tàu lặn dưới biển sâu để kiểm tra các rạn san hô ngoài khơi Maldives - Ảnh: AP

Cuộc "tổng điều tra dân số đại dương toàn cầu" này là một sáng kiến khoa học kéo dài 10 năm, trị giá 650 triệu USD, với sự tham gia của một mạng lưới 2.700 nhà nghiên cứu toàn cầu ở hơn 80 quốc gia, theo tổ chức Ocean Census.

Các nhà nghiên cứu cùng nhau tham gia đánh giá và giải thích sự đa dạng, phân bố và sự phong phú của sự sống trong các đại dương.

Ước tính có 2,2 triệu loài sinh vật biển sống trong các đại dương của Trái đất, nhưng các nghiên cứu thời gian qua mới chỉ tìm thấy 240.000 loài.

Theo các chuyên gia, trung bình có khoảng 2.000 loài sinh vật biển mới được xác định hằng năm, nhưng việc tìm kiếm và mô tả sự sống một cách khoa học vẫn tiếp tục là một quá trình chậm chạp.

Tuy nhiên, Ocean Census hy vọng sắp tới sẽ tăng tốc việc phát hiện lên mức trung bình 10.000 sinh vật biển/năm, trước khi chúng bị đánh bắt quá mức hoặc sự nóng lên toàn cầu khiến chúng tuyệt chủng.

Theo Đài SBS News, tàu ngầm, robot và thậm chí cả trí tuệ nhân tạo là một số công cụ mà các nhà khoa học sẽ sử dụng để xác định các loài mới trong đại dương.

Cuộc tổng điều tra kéo dài trong 10 năm nhằm mục đích xác định 100.000 loài sinh vật biển trong các đại dương. Những loài mới phát hiện được gửi đến các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới để chụp ảnh và giải trình tự DNA.

Cuộc tổng điều tra bao gồm 14 dự án thực địa để tiếp cận các môi trường sống và nhóm loài chính trong đại dương toàn cầu.

Tổng cộng 11 dự án thực địa giải quyết các môi trường sống, chẳng hạn như núi ngầm hoặc Bắc Băng Dương. Có 3 dự án thực địa xem xét các loài động vật phân bố trên toàn cầu, bao gồm từ những kẻ săn mồi hàng đầu như cá ngừ đến sinh vật phù du và vi khuẩn.

Theo Đài CNN, diện tích Trái đất được bao phủ 70% là nước. Và ở sâu dưới các đại dương gồm các khu vực bí ẩn như “vùng chạng vạng” - nơi có một số lượng lớn các sinh vật phát triển ngoài tầm với của ánh sáng Mặt trời. Đó cũng là nơi bí ẩn và rất ít nhà khoa học biển dám mạo hiểm.

Khi các nhà khoa học lặn xuống vùng tranh tối tranh sáng và vùng trung nhiệt ngay phía trên "vùng chạng vạng" trong những năm gần đây, họ đã tìm thấy những loài cá sặc sỡ và những rạn san hô nguyên sơ trải dài.

Giờ đây, những đổi mới công nghệ đang giúp các nhà khoa học mở khóa hệ sinh thái biển sâu ít được khám phá này.

Việc xác định các loài mới cũng cho phép các nhà bảo tồn tìm cách bảo vệ chúng.

Hàng chục nghìn sinh vật biển bị luộc chín dưới nắng nóng kỷ lục tại Canada

Hàng chục nghìn con nghêu, trai, sao biển và ốc đã bị luộc chín tại một bãi biển ở Vancouver trong đợt nắng nóng kỷ lục vừa qua tại Canada.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar